NP Minh Tan Im like a classic

Triết lý Võ sĩ biến đổi kẻ Yếu thành kẻ Mạnh

Đăng 9 năm trước

Rất nhiều người bất mãn với chính mình vì những gì họ không thể làm được, cuối cùng nghĩ rằng bản thân thật yếu đuối. Điểm trọng yếu nằm ở tính cách con người.

Rất nhiều người bất mãn với chính mình vì những gì họ không thể làm được rồi cuối cùng nghĩ rằng bản thân thật yếu đuối. Điểm trọng yếu nằm ở tính cách con người. Thói quen tạo nên tính cách và tính cách tạo nên số phận.

 “Triết lý” là quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh hoặc xã hội.

Vậy triết lý tinh thần của một võ sĩ là gì?

Tony Jar, Võ Sĩ, Tinh thần võ sĩ, Muay Thai

1. Quyết chiến đến cùng

Trong chương trình “Hồi chuông cảnh tỉnh” của kênh truyền hình AXN, The Rock đã nói một điều vô cùng ý nghĩa: “Những lúc người võ sĩ cảm thấy yếu đuối nhất đó chính là lúc họ cố gắng đến giọt tinh lực cuối cùng.” Ai cũng có những thời khắc chùn chân, mỏi gối,… nhưng bỏ cuộc mới chính là cách duy nhất để thất bại.

bushido, kaze hikaru, ikedaya, samurai

2. Chính trực và công bằng

Chính trực và công bằng là đức tính tiên quyết của một võ sĩ. Đó là khả năng quyết đoán sự việc một cách thích đáng và không thể lay chuyển, hi sinh nếu cần phải hi sinh, đánh nếu cần phải đánh.

Những hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử thường luôn được nhắc đến với đức tính công minh, chính trực. Không có nó, dù tài năng hay giỏi giang thế nào cũng không thể trở thành một con người chân chính.

3. Can đảm

Dám đối diện với nỗi sợ lớn nhất, nguy hiểm, biến cố, nghịch cảnh. Can đảm trong chịu đựng nổi đau thể xác, sự chết chóc là đức tính rất tốt, nhưng can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng đắn khi đối diện với những vấn đề đạo đức lối sống. Can đảm là làm điều chính đáng, bảo vệ lẽ phải.

can đảm, brave

4. Nhân ái

Nhân ái của võ sĩ là sự hi sinh không cần báo đáp. Người võ sĩ phải biết yêu thương, tôn trọng sự sống, cao thượng, biết cảm thông và chia sẻ. Thuộc tính cao nhất của tâm hồn con người chính là nhân ái. Không có nó, loài người tất thảy sẽ trở nên tàn bạo.

5. Lễ độ

Lễ độ là biết quan tâm đến cảm giác của người khác. Biết khoan dung và nhã nhặn trong cư xử. Lễ độ không phải là sự khúm núm sợ sệt mà là một biểu hiện rất mực thanh tao, tràn đầy bản lĩnh.

6. Lương thiện

Người Châu Á có truyền thống trọng nghĩa khinh tài. Con người không được làm nô lệ đồng tiền, tuy trong cuộc sống luôn cần có tiền, nhưng người võ sĩ chân chính phải biết coi thường tiền bạc và làm giàu vốn tri thức của mình. Giữ cho tâm hồn luôn trong sạch, nhân từ. Luôn phải biết tiết kiệm và san sẻ với những người kém may mắn.

7. Tự trọng

Con người phải có nhận thức mạnh mẽ về danh dự, nhân phẩm, biết ý thức về giá trị của bản thân. Không bao giờ được làm điều gì trái với lương tâm, không được để cho phẩm giá của bản thân bị chà đạp. Làm điều gì cũng minh bạch, rõ ràng, không gian dối, bất chính.

8. Trung thành

Lòng trung thành nổi bật nhất ở giới Samurai của Nhật Bản. Khi chủ tướng băng hà, những samurai trung thành luôn tuẫn tiết theo chủ nhân.

Tuy nhiên, lòng trung thành của võ sĩ thời hiện đại là kiên trung với những gì mình đã thề hứa và còn mắc nợ, hiếu thảo với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, tôn trọng cấp trên, xa lánh dục vọng, khoan dung và công bằng.

Mô tả hình ảnh

Tóm lại:

Giữ vững tinh thần của một võ sĩ sẽ tạo nên một sự biến đổi không ngừng trong nhân cách và năng lực của một con người. Để cuối cùng bùng nổ tạo nên một viên ngọc sáng chói.

Xem thêm các bài viết hay khác của mình

Chủ đề chính: #Võ_sĩ_đạo

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn