Drakonile

10 câu chuyện về những người mạo hiểm mạng sống bảo vệ quân địch trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Đăng 7 năm trước

Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu nhất lịch sử. Thế nhưng bất chấp sự khốc liệt ấy, vẫn có những câu chuyện nhân văn về những con người dũng cảm mạo hiểm mạng sống của họ bảo vệ quân địch.

Một phần của sư đoàn 88 của phát xít Đức chiến đấu bảo vệ Trung Quốc chống lại phát xít Nhật

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu, quân đội Trung Quốc đã thuê một sư đoàn lính Đức đến huấn luyện cho người của họ. Khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào năm 1937, một vài binh lính Đức đến huấn luyện đã bị kẹt lại ở Trung Quốc.

Không nhận được mệnh lệnh nào từ Hitler, đa số những người này đã đồng ý rằng "không thể bỏ mặc những người bạn Trung Quốc ở lại đối mặt với số mệnh của họ". Sư đoàn 88 của Đức đã quyết định hành quân ra tiền tuyến và chiến đấu anh dũng chống lại quân Nhật.

Cho đến khi quân đội Nhật Bản tiến đến Nam Kinh, chính quyền Trung Quốc khi đó đã ra lệnh cho những binh lính Đức này trở về nước, và tin rằng họ chẳng còn cơ hội nào để phòng thủ Nam Kinh. 

Tuy nhiên, một vài binh sĩ của sư đoàn 88 vẫn bám trụ tại đây, cố gắng làm những gì tốt nhất trong khả năng của họ để cứu mạng những người bạn Trung Quốc.

Đa số những người lính Đức chiến đấu ở Nam Kinh đã chết trong trận chiến. Tuy nhiên, theo một vài câu chuyện, một số lính Đức đã sống sót, lẩn trốn vào trong rừng hoang, và dành phần đời còn lại chiến đấu bên cạnh quân du kích Trung Quốc.

Một sỹ quan Đức cố gắng cứu sống một binh sỹ người Mỹ bị thương.

Trung úy Friedrich Lengfeld là một sỹ quan Đức chỉ huy một nhóm binh lính chống lại quân Mỹ đổ bộ lên lãnh thổ Đức. Ông đang giữ vị trí của mình bên góc của một bãi mìn, thách thức quân Mỹ tấn công, khi ông nghe thấy tiếng ai đó kêu cứu. 

 Bị thương và nằm trên bãi mìn, là một người lính Mỹ đang kêu cứu. Cảm thấy thương xót anh, Lengfeld ra lệnh chon gười của ông không được bắn những người lính Mỹ đến cứu anh ta.Hàng giờ qua đi, và không một binh sỹ Mỹ nào đủ can đảm để tiến lên giải cứu người bạn bị thương của họ. 

Cuối cùng, Lengfeld đã tổ chức một nhóm giải cứu và tiến vào bên trong bãi mìn để giải cứu người lính bị thương kia. Đáng tiếc, Lengfeld dẵm vào một quả mìn và chết. Đồng thời, cũng không có bằng chứng nào cho thấy người lính Mỹ nọ đã sống sót. Thế nhưng, ông chết khi đang làm một việc mà ít người đủ can đảm để thực hiện, và ông đã nhận được một tấm bia vinh danh ông từ chính kẻ thù, những binh sỹ Mỹ.

Một công chúa Rumani cứu mạng 1000 binh sỹ quân Đồng minh đã tham gia chiến dịch đánh bom đất nước của cô.

Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ 2, Rumani đã liên minh với phe Phát xít. Công chúa của họ, Catherine Caradia, không hề cảm thấy vui vẻ về điều này, bởi cô đã lớn lên ở nước Anh và không hề tin tưởng vào tư tưởng của Hitler. 

Khi quân Đồng minh oanh tạc những mỏ dầu trên đất nước của cô, Caradia đã chăm sóc cho từng phi công Đồng minh bị bắn hạ mà còn sống sót. Cô đã đưa họ đến bệnh viện của chính cô,nơi họ được đối xử như khách quý và được cung cấp những sự chăm sóc y tế tốt nhất. 

Khi những người này đã hồi phục, Caradia còn giúp những người này trốn thoát đến Italy, nơi đã được quân Đồng minh giải phóng. Cho đến khi kết thúc cuộc chiến, cô đã cứu mạng hơn 1000 phi công Đồng minh.

Một sỹ quan Nhật trả lại chiếc nhẫn cho một ngôi sao bóng đá

Trước khi gia nhập quân đội, Mario "Motts" Tonelli đã từng thi đấu trong vai trò hậu vệ cho đội Notre Dame. Sau khi nhập ngũ và tham gia chiến đấu, anh đã bị bắt giữ bởi quân Nhật và bị buộc phải di chuyển 100km đến một trại tù binh với 70000 tù nhân khác. 

Những binh sỹ Nhật tịch thu mọi đồ đạc cá nhân của những tù binh, thế nhưng Mott không muốn giao ra chiếc nhẫn vàng tốt nghiệp của anh. Một lính gác đã phải đe dọa anh với một thanh kiếm để anh giao nó ra. 

Tuy nhiên, sau đó một điều bất ngờ đã xảy ra. Một sỹ quan người Nhật đã quay trở lại với chiếc nhẫn của Mott. Sỹ quan này đã từng du học ở Mỹ và đã từng xem một trận đấu của Mott. Anh ta nói "anh chơi bóng thật tuyệt", và giao lại chiếc nhẫn cho Mott và nói "Chúc may mắn". Mott sau đó vẫn bị đưa đến trại tù binh và hứng chịu mọi sự tra tấn, hành hạ và sỉ nhục. Thế nhưng, chiếc nhẫn đã trở thành động lực tinh thần rất lớn để anh sống sót.

Một phi công Đức hộ tống một máy bay Mỹ đến nơi an toàn

Trung úy Franz Stigler, một trong những phi công giỏi nhất của Đức, đã được lệnh bắn hạ một chiếc máy bay ném bom B-17, nhiệm vụ cuối cùng mà anh ta cần để được nhận Huy chương anh dũng cao nhất của Đức. 

Thế nhưng, anh đã không làm điều đó. Khi anh tiếp cận chiếc máy bay đó, anh nhận thấy nó đang bay một cách bất bình thường gần sát mặt đất. Phần rìa máy bay bị hư hỏng thủng lỗ chỗ với những lỗ đạn, và anh ta có thể thấy những người bên trong đang bị thương và hoảng loạn.Vì lẽ đó, anh đã cho rằng bắn hạ họ lúc này không phải là một hành động quân sự mà là một sự tàn sát. 

Stigler đã bay bên cạnh chiếc B-17, ra hiệu cho phi công và bay cùng họ nhằm đảm bảo những tay súng của Đức không thể bắn hạ chiếc máy bay đó trên suốt quãng đường vượt qua Biển Bắc, cho đến khi họ có thể bay đi an toàn.

Binh sỹ Đức chiến đấu bên cạnh quân Đồng minh phòng thủ một lâu đài của Áo

Lâu đài Itter, một lâu đài thời trung cổ ở Áo, đã được dùng để giam giữ những nhân vật quan trọng của nước Pháp. Cho đến giai đoạn cuối chiến tranh, nơi này trở nên khó khăn hơn để phòng thủ và những sỹ quan Đức đã sợ hãi và bỏ chạy. 

Ngay khi người Đức phát hiện ra điều này, họ đã cố gắng lấy lại tòa lâu đài. Nhưng những tù binh Pháp bên trong đương nhiên không dễ dàng đầu hàng. Họ đã kết bạn với Kurt-Siegfried Schrader, một sỹ quan SS trong lâu đài. Với sự giúp đỡ của ông, họ lấy những vũ khí còn sót lại, gửi một trinh sát ra ngoài kêu gọi trợ giúp và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. 

Rất nhanh chóng sau đó, một lực lượng nhỏ gồm 15 lính Mỹ và 3 thành viên của lực lượng kháng chiến của Áo đã gia nhập cùng họ.Thật may mắn, một tiểu đoàn đã nhận được tin tức về trận chiến, và đã kịp thời tiến đến giải cứu họ.

Những phi công Anh cứu sống những phi công Đức họ đã bắn hạ.

Vào ngày 27/4/1940, một nhóm ba tiêm kích bom Blackburn Skua của Anh tấn công một chiếc máy bay ném bom Heinkel He 111 của Đức và bắn rơi chiếc máy bay này trên một ngọn núi của Na Uy, cách hàng dặm khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, trên đường trở về, một trong những máy bay của Anh bị hỏng động cơ. Điều này đã khiến phi công Patridge và trung úy Bostock trên chiếc máy bay đó buộc phải hạ cánh khẩn cấp. 

 Sauđó, Partridge và Bostock tìm đường vượt qua tuyết dày và tìm thấy một túp lều cũ của thợ săn tuần lộc bỏ lại. Tại đó, họ đối mặt với chính những phi công Đức mà họ đã bắn hạ với súng ngắn trong tay sẵn sàng chiến đấu. Partridge, với vốn tiếng Đức bập bẹ, đã thuyết phục đối phương rằng anh và đồng đội không phải là những người trên chiếc tiêm kích đã bắn hạ chính máy bay của họ. 

Bầu không khí căng thẳng sau đó đã tan biến khi hai bên bắt tay và những người phi công Anh này đã chia sẻ khẩu phần ăn ít ỏi của họ cho người Đức. Sau khi chia sẻ khẩu phần ăn sáng, Partridge cùng một lính Đức tên Strunk ra ngoài tìm kiếm trợ giúp. Thât không may, khi đụng độ một toán lính Na Uy, Strunk đã bị bắn chết. Tuy nhiên, hai người lính Đức còn lại là Schopis và Auchtor đã sống sót và bị bắt làm tù binh.

Một thống chế người Đức từ chối giết những tù nhân Do Thái

ErwinRommel, một trong những thống chế thành công nhất của Hitler, dành phần lớn thời gian chỉ huy chiến đấu ở Châu Phi. Tại đó, ông đã chỉ huy binh sỹ của mình trên tiền tuyến, mạo hiểm mạng sống của ông tại đó. 

Tuy nhiên, trong một lần bắt giữ những tù binh địch, ông đã từ chối mệnh lệnh xử tử toàn bộ các tù nhân là người Do Thái từ cấp trên. Sau đó, khi trở về Châu Âu, ông đã cảm thấy lo ngại về những bước đi nguy hiểm của Hitler và đã gặp gỡ với những người cùng ý định về việc hạ bệ Hitler. 

Tuy nhiên, kế hoạch của ông không bao giờ được thực hiện. Ông đã bị phát hiện, và buộc phải lựa chọn: Tự sát với một viên thuốc độc Cyanide hay bị treo cổ vì tội phản nghịch. Rommel ôm từng người trong gia đình ông lần cuối và vĩnh biệt họ, nuốt viên thuốc và sau đó lên xe để những sỹ quan Đức đưa ông đi, chờ đợi chất độc giết chết mình.

Một sỹ quan Phát xít giúp đỡ một nhạc sỹ người Do Thái sống sót trong suốt cuộc chiến

Wilhelm Hosenfeld, một sỹ quan Phát xít đóng quân tại Warsaw, là một trong những người phản đối cuộc thảm sát người Do Thái. Ông đã từng viết trong nhật ký của về những tội ác ghê tởm đối với người Do Thái mà ông phải chứng kiến. Khi cuộc chiến tranh sắp kết thúc, ông bắt đầu đấu tranh chống lại điều đó. 

Đầu tiên, ông giúp một người Do Thái tên Leon Warm chạy trốn bằng cách cho ông một thân phận giả và một công việc. Sau đó ông giúp một nhạc sỹ người Do Thái tên Wladyslaw Szpilman bằng cách cho ông ta thức ăn và nhu yếu phẩm để người nhạc sỹ này sống sót. 

Khi cuộc chiến kết thúc, Hosenfeld đã bị bắt làm tù binh bởi Hồng quân Liên Xô vì tội ác chiến tranh. Những người ông đã từng cứu đã cố gắng xin ân xá cho ông,nhưng đã bị từ chối. Hosenfeld sau cùng chết trong một trại tù binh của Nga.

Một cậu bé người Nhật cứu sống một tù nhân chiến tranh.

CarlRuse là một binh sỹ bị bắt giữ bởi quân Nhật, và bị đưa vào trại lao dịch ở Yokkaichi-Ishihara Sangyo. Tại đây, anh bị hành hạ, bóc lột, bỏ đói và sớm giảm đến 36kg. Khi đó, Fumio Nishiwaki, một cậu bé 14 tuổi làm việc trong nhà máy đã tháy Ruse và cảm thấy thương hại anh. Và từ đó, bất cứ khi nào có cơ hội, cậu bé đều để dành một chút thứ căn và đem nó cho Ruse,giữ anh ta đủ khả năng sống sót cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ruse đã giữ một bức ảnh của cậu bé khi anh rời trại tù binh cho đến ngày anh qua đời. Theo lời kể của gia đình anh, cậu bé và bức ảnh nhắc anh nhớ rằng vẫn còn những điều tốt đẹp trên thế giới. Lòng tốt của Nishiwaki chính là thứ duy nhất đã giúp Ruse giữ được lý trí sau sự kinh hoàng của chiến tranh.

Nguồn: listverse.com

Chủ đề chính: #chiến_tranh_thế_giới_thứ_2

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn