H2T Một người thích viết, thích chia sẻ... đơn giản thế thôi!

16 hình ảnh chứng minh biến đổi khí hậu khủng khiếp hơn bạn nghĩ rất nhiều lần

Đăng 8 năm trước

Biến đổi khí hậu đáng sợ: Toàn bộ núi băng tan đi chỉ còn một phần, cây cối biến mất, thậm chí biển chỉ còn là hồ nhỏ trong vài thập kỷ.

Pedersen Glacier, Alaska (Hoa Kỳ) vào mùa hè 1917 và mùa hè 2005

Hồ Powell, Arizona và hồ Utah (Hoa Kỳ) - vào năm 1999 và năm 2000

Glacier, Alaska (Hoa Kỳ) - Tháng 7 năm 1909 - tháng 8 năm 2005

Biển Aral giữa Kazakhstan và Uzbekistan - tháng 8 năm 2000 và tháng 8 năm 2014

Biển Aral nằm trên cao nguyên Trung Á, giữa các quốc gia Kazakhstan và Uzbekistan ngày trước thuộc Liên Xô. Đây là một hồ nước cực kỳ quan trọng đối với môi trường sinh thái cũng như hoạt động kinh tế của con người tại khu vực. Ngày trước, Aral là hồ nước mặn lớn thứ tư thế giới, với diện tích trước năm 1960 vào khoảng 68.000 km2. Vì lớn như vậy nên người dân địa phương và hầu hết tài liệu khoa học, tác phẩm văn chương đều gọi Aral là biển, tương tự như biển Caspia cách đấy không xa. Trước khả năng biển Aral - mà thực ra bây giờ chỉ là những hồ nước nhỏ - sẽ biến mất trong khoảng 50 năm nữa, giới lãnh đạo các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế đã nhiều lần ngồi lại để tìm cách giải cứu.

Một phần của rừng Amazon ở bang Rondônia, Brazil - June 1975 - Tháng 8 năm 2009

Carroll Glacier, Alaska (Hoa Kỳ) - Tháng 8 năm 1906 và tháng 9 năm 2003

Sông Dasht và đập Mirani (tạo ra một hồ chứa lớn), Pakistan - Tháng 8 năm 1999 - tháng 6 năm 2011

Rừng Mabira, Uganda - tháng 11 năm 2001 - tháng 1 năm 2006

tuyến đường ống dẫn nước GMMR dài 4.000 km để lấy nước từ một bể nước ngầm khổng lồ mang tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS), tháng 4, 1987 - Tháng 4 năm 2010

Tuyến đường ống dẫn nước GMMR dài 4.000 km để lấy nước từ một bể nước ngầm khổng lồ mang tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS) nằm ở độ sâu 500-800 mét ở phía đông sa mạc Sahara.

Theo AFP, dự án này được khởi công vào cuối thập niên 1980 nhằm cung cấp nước cho 70% dân số của Libya. Tuyến đường ống của dự án GMMR nằm ở độ sâu từ 2-3 mét,băng ngang đất nước từ miền nam lên miền bắc. Theo Asia Times, công trình được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya. 

 

Kennicott Glacier, Alaska (Hoa Kỳ) - Tháng 7 năm 1909 - tháng 8 năm 2004

Núi Matterhorn (tiếng Đức) hay Monte Cervino (Ý) hay Mont Cervin (tiếng Pháp), 4478m cao, dưới dãy núi Alps trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý vào tháng 8 năm 1960 - Tháng 8 năm 2005

Ngọn núi Matterhorn (tiếng Đức) hay Monte Cervino (tiếng Ý) hay Mont Cervin (tiếng Pháp), cao 4478m, thuộc dãy Alps nằm ở biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý.

Tuy không phải là đỉnh núi cao nhất (nó đứng thứ 6 trong số những ngọn núi cao nhất ở Thụy Sĩ và đứng thứ 5 trong số 22 ngọn núi cao trên 4000m của dãy Alps mà có phần chóp núi nhô cao ít nhất là 500m khỏi địa hình xung quanh), nhưng Matterhorn nổi tiếng thế giới do hình dạng rất đặc thù của nó. Matterhorn giống như một kim tự tháp với bốn mặt hình tam giác hội gặp tại đỉnh, với các cạnh dường như được cắt chính xác bằng một con dao khổng lồ, bốn mặt theo bốn phương đông tây nam bắc của la bàn,ngọn núi nhô dần lên khỏi nền tảng xung quanh thành một chóp nhọn nguy nga trên bầu trời. Vì cả bốn mặt núi đều rất dốc, nên rất ít tuyết và băng dính mắc vào chúng.

 

Băng tuyết ở Alaska (Hoa Kỳ) - Tháng 6 năm 1909 - tháng 9 năm 2000

Muir Glacier ở Alaska (Mỹ) - August 1941 - Tháng 8 năm 2004

Hồ Mar Chiquita, ở tỉnh Cordoba, Argentina - July 1998 - Tháng 9 năm 2011

Sự phát triển của các khu rừng ở Uruguay - Vào năm 1975 và tháng 2 năm 2009

Sông băng Qori Kalis, trong dãy núi Andes, Peru. Tháng 7 năm 1978 - Tháng 7 năm 2011

Chủ đề chính: #biến_đổi_khí_hậu

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn