21 bức ảnh tiết lộ những cách trẻ em đến trường đầy nguy hiểm trên toàn thế giới
Đăng 6 năm trướcỞ Mỹ, đến trường đồng nghĩa với những chiếc xe buýt màu vàng và những trạm chờ xe buýt bên đường. Nhưng ở những nơi khác trên thế giới, hành trình đến trường trông rất khác biệt. Một số trẻ em ở Philippines phải lội qua vùng nước sâu đến đầu gối để đến lớp, trong khi học sinh ở Nhật phải đi qua các máy đếm Geiger theo dõi mức độ bức xạ của khu vực. Dưới đây là những con đường đến trường nguy hiểm nhất mà một số trẻ em trên thế giới phải đi qua mỗi sáng sớm đi học.
Tại tỉnh Banten của Indonesia, các em học sinh phải đu qua một cây cầu treo đã bị đổ, bên dưới là dòng nước siết.
Một số cây cầu trên sông Ciherang ở tỉnh Banten không thể đi được do lũ lụt, vì vậy học sinh sử dụng bè tre để về nhà.
Ở các vùng khác của đất nước Indonesia, những chiếc thuyền gỗ chở trẻ em trên sông Musi đôi khi quá đông đến mức các em phải đứng cả trên mái thuyền.
Những em khác may mắn hơn khi có những chiếc thuyền lớn hơn có thể chứa thêm học sinh và xe đạp của các em.
Ở Sri Lanka, một số em gái phải băng qua các tấm ván gỗ đặt trên các bức tường của một pháo đài từ thế kỷ 16 ở thị trấn ven biển Galle.
Ở các vùng của Cairo, Ai Cập, "xe buýt trường học" cho trẻ em là những chiếc xe tải nhồi nhét, các em thậm chí phải bám vào phía sau xe và có thể bị rơi xuống bất cứ lúc nào.
Ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ, các nhóm gồm ít nhất 35 trẻ em ngồi cùng nhau trên một chiếc xe ngựa để về nhà.
Tại tỉnh miền Trung Kalimantan của Indonesia, trẻ em phải đạp xe qua một khu vực không khí dày đặc khói. Mức độ ô nhiễm không khí đã tăng đều đặn tại đất nước này trong những năm gần đây.
Khoảng 13 dặm từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi Nhật Bản, trẻ em tại Trường tiểu học Omika đi học qua máy đếm Geiger, hiển thị mức độ bức xạ của khu vực.
Ở Tokyo, nơi thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần, một số trường học yêu cầu cha mẹ chuẩn bị mũ bảo vệ chuyên dụng cho trẻ em trong trường hợp xảy ra thiên tai.
Với sự phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng của đất nước, trẻ em ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc thường xuyên phải đi qua khu vực các công trình bị phá dỡ để đến trường, đất đá có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Khoảng 600 dặm về phía nam, trẻ em ở các thị trấn ngập lũ của tỉnh Giang Tây phải nhờ cha mẹ "đẩy đến trường" khi đường biến thành sông.
Vượt sông cũng phổ biến ở các nơi khác trên thế giới. Trẻ em ở tỉnh Rizal gần Manila, Philippines sử dụng các lốp xe được bơm căng để vượt sông trên đường đến trường.
Và ở làng Kawag, một khu vực ngay phía bắc Manila, Philippines, một số trẻ em phải đi qua vùng nước sâu đến đầu gối, sát mép những vách đá sắc nhọn để đến trường.
Các trẻ em Philippines khác đã sử dụng những chiếc bè tự chế, được làm từ tre, để đến trường tiểu học Casili xa xôi ở Rodriguez, tỉnh Rizal.
Học sinh ở thị trấn Kolaka Utara của Indonesia đến trường bằng những chiếc cáp treo tự chế vô cùng thô sơ, chỗ ngồi có thể chứa tối đa bốn người.
Mưa to và lụt lớn khiến học sinh ở quận Morigaon, đông bắc Ấn Độ không thể đạp xe đến trường mà phải di chuyển bằng thuyền ở một số đoạn.
Ở nhiều khu vực, việc thiếu cơ sở hạ tầng buộc trẻ em phải tìm mọi cách xoay xở. Trẻ em ở bang Kashmir của Ấn Độ phải dựa vào một cây cầu khỉ chênh vênh, đã bị hư hại để băng qua suối.
Phải mất 2 giờ để trẻ em trong "ngôi làng vách đá" của tỉnh Lương Sơn Tứ Xuyên, Trung Quốc có thể leo lên chiếc thang thép và đến trường. Các thang thép này thay thế cho dây leo trước đây vốn không an toàn và khiến các em mất đến 3 giờ cho việc đi lại.
Cũng nguy hiểm tương tự, trẻ em ở tỉnh Quý Châu phải đi bộ qua một vách đá với một bên là vực thẳm rất nguy hiểm để có thể tới Trường Tiểu học Banpo.
Trẻ em ở thị trấn Jazan của Ả-rập Xê-út leo lên những bậc thang bê tông được xây dựng trên sườn núi Fifa cao chót vót để đến trường.
Theo Business Insider
Có thể bạn thích: