Công cuộc khai hoang miền Nam của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Đăng 7 năm trướcLễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai phá miền Nam góp phần vào định hình lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ.
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Đàng trong- dưới thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế 1691-1725). Lãnh thổ nước ta được khai phá và mở mạng góp phần định hình lãnh thổ nước Việt Nam hình chữ S. Người có công lớn trong cuộc khai phá bờ cõi phía Nam là vị tướng kiệt xuất LỄ THÀNH HẦU NGUYỄN HỮU CẢNH.
Xuất thân từ võ tướng
Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) tên thật là Nguyễn Hữu Thành húy Cảnh (Kính). Ông sinh tại tại vùng đất nay là thôn Phước Long, xã Chương Tín,huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Là con thứ ba của tướng Nguyễn Hữu Dật. Tổ tiên của ông là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc – vị khai quốc công thần triều Đinh. Thời còn trẻ Nguyễn Hữu Cảnh lập rất nhiều chiến công nên ông được các chúa Nguyễn đặc biệt chú ý.
Việc xử sự với Champa
Từ cuối thế kỉ XVI người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Ma Cao. Sự liên hệ này khiến chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lo ngại người Chiêm sẽ liên kết với Bồ Đào Nha để chống lại mình. Năm 1631, chúa Sãi đã bằng lòng gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Po Romê để có sự hòa hảo của Chiêm Thành,giúp dịu lắng chốn ven biên.
Nhưng tới những năm 1690, 1691 lúc này người nối ngôi vua Champa là Kế Bà Tranh, ông ta có ý muốn giành giật, bỏ giao hảo, đem quân quan biên giới sát hại dân cư phủ Diên Ninh mỗi độ xuân về. Năm 1692 chúa phải phái Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân bình định biên cương.Trận bình định này, cuốn Việt Nam sử lược, quyển II, xuất bản năm 1971 cũng chép rõ:
“Bắt được Bà Tranh và bọn thần tử là Tả Trà Viên,Kế bà Tử cùng thân thuộc là Bà Ân đem về Phú Xuân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận phủ, cho Tả Trà Viên, Kế bà Tử làm chức Khám lý và ba người con của Bà Ân làm đề đốc giữ Thuận phủ, lại bắt phải đổi y phục theo như người Việt Nam để phủ dụ đất Chiêm Thành. Qua năm sau lại đổi Thuận phủ ra làm Thuận Thành trấn, cho Kế bà Tử làm Đô đốc”.
Với chính sách ôn hòa, ông luôn luôn cư xử mềm dẻo, lấy nhân đức hướng tới sự hòa đồng sắc tộc. Quân lính của ông rất thạo nghề nông. Mỗi khi rãnh việc binh bất kỳ ở đâu, họ đều phải tham gia việc đồng ruộng giúp đỡ dân ở đấy… khiến ai nấy đều an tâm làm lụng, sinh hoạt. Chẳng thế mà sau khi mất ông được mọi chủng dân lập đền thờ ở các nơi.
Kinh lược xứ Đồng Nai
Tháng 2-1698, nhằm đáp ứng nhu cầu khai mở đất đai, ghi rộng chủ quyền nên Nguyễn Hữu Cảnh thành lập một đoàn thuyền men theo đường biển, ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố. Đến đây, ông nhanh chóng cho đặt đại bản doanh, nghiên cứu thổ nhưỡng, lập kế chiêu mộ lưu dân khẩn hoang.
Để quản lý đất đai và nhân khẩu, Nguyễn Hữu Cảnh đã cất đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học:
- Về hành chánh: Ông lập các chức như chức Ký lục, chuyên trông coi về hành chính, thuế khóa; Lưu thủ chuyên trông coi về quân sự; Cai bộ phụ trách trông coi về công tác tư pháp. Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang. Riêng đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng để tiện bề kiểm soát, quản lý.
- Về thương mại: Trước tiên Nguyễn Hữu Cảnh nhận xét vấn đề đi lại vận chuyển hàng hóa hàng ngày của dân cư ở các vùng hẻo lánh rất khó khăn. Ông liền cho chính thức lập đường thủy ven biển các nhánh sông , lấy khu chợ nổ Nhà Bè cổ, nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngả: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Gò Vấp…
- Về quân sự: đã có một lực lượng binh chủng rất tinh nhuệ: Thủy,bộ, tinh binh và thuộc binh. Cho canh phòng yên ổn, bảo vệ chủ quyền tại vùng đất mới. Sau đó ông phái thuộc binh đi chiêu mộ dân chúng từ miền Trung, miền Ngũ Quảng nên di cư vào Gia Định mà lập nghiệp:
… Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai vào Gia Định, Đồng Nai thì vào…”
“… Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng tường…”
Những câu ca dao so sánh giữa hai miền Trung và Nam được xuất hiện vào thời đó.Dân chúng mọi người đều nghe theo sự chỉ dẫn của ông để đến nơi la nước lạ cái này. Từ đó phủ Gia Định ngày một thêm sắc thêm hương…
Bình Định Chân Lạp
Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân.
Phía Chân Lạp, họ sớm đã nghe uy đức của Thống lãnh Nguyễn Hữu Cảnh vang dội gần xa. Vua tôi Chân Lạp hoang mang e ngại. Nặc Thu với thâm ý gây hấn trước nên kinh hãi kéo quân bỏ chốn. Cả triều đình coi như thất thế. Nặc Yêm là cháu mở cửa thành ra mặt xin hàng.
Thống binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tiến thẳng vào thành lũy đối phương. Việc đầu tiên ông làm là dùng lời lẽ nhân ái để trấn an nhân dân. Rồi với lòng khoan hòa phủ dụ rằng: … Chỉ nên lo gìn nội quốc, giữ an dân, đừng tìm cách gây hấn lân bang…
Từ chỗ ẩn náu, Nặc thu cũng quay về hang phục. Mọi việc mau chóng hoàng tất ổn thỏa. Ông truyền lui quân, binh thuyền lại xuôi dòng Cửu Long về dinh trấn.
Ngã bệnh, mất đột ngột trên đường công vụ trở về
Tháng 4-1700, quan quân về đến Cù lao Tiêu Mộc còn gọi là Cồn Cây Sao. Ông hạ lệnh cho quân dừng làm tờ điệp báo khải hoàn, chờ lệnh chúa. Vài ngày sau ông ngã bệnh, ông truyền dong buồm về gấp.
Thuyền chở ông về đến Rạch Gầm ngã ba sông Tiền Giang, ông đã trút hơi thở cuối cùng.Tin dữ loan truyền rất nhanh. Nhân dân vùng Gia Định (Sài Gòn- Bến Nghé- Đồng Nai – Mỹ Tho) đến bùi ngùi thương tiếc, phần đông họ bật khóc như chính họ vừa bị mất người thân vậy.
Tại Phú Xuân, ai nấy đều sửng sốt, hung tin này chỉ đến sau điệp báo khải hoàng chừng vài ngày.Chúa lặng người thương khóc truy tặng Hiệp tán công thần. Lại ban cho vàng lụa, chon cất hậu hĩ.
Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ cho các bạn một góc nhìn về nhân vật Nguyễn Hữu Cảnh nhé!
Các bạn có thể xem thêm các bài viết khác dưới đây:
- 40 sự thật thú vị về quảng cáo sẽ khiến bạn kinh ngạc
- 9 người phụ nữ tài năng đã làm thay đổi lịch sử thế giới
- Vì sao một số loài động vật lại tự ăn thịt mình?
- 7 cụm từ mà người thành công không bao giờ nói