John Tran ''Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp''. - Hellen Keller

Hoài niệm Bến Tre xưa qua 200 bức ảnh cổ

Đăng 7 năm trước

Cùng quay ngược thời gian tìm lại Bến Tre xưa qua những bức ảnh cổ. Mời các bạn cùng khám phá.

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Bến Tre cũng được biết đến với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.

Bến Tre trong ký ức được ghi lại qua những bức ảnh cổ do Huynh Seldom cung cấp và chú giải sẽ giúp các bạn mường tượng về khung cảnh của Bến Tre trong những thập niên trước. Bộ sưu tập với gần 200 bức ảnh là một nguồn tư liệu quý giá cho những ai yêu lịch sử, yêu quê hương Bến Tre nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Trường Mỹ Hóa, khoảng năm 1992

Trước mặt bên trái là trường Mỹ Hóa, khoảng năm 1992. Đoạn này sạt lở nhiều nhất do có cống cắt ngang.

Bến phà Hàm Luông, phía Cầu Bắc (Thanh Tân, Mỏ Cày), những năm 2000

Bến phà Hàm Luông, phía Vàm phường 7, khoảng năm 1992

Cầu Bến Tre (mà thường bị gọi nhầm là cầu Cái Cối), nhìn về Bùng Binh, khoảng những năm 90

Bùng binh trung tâm Bến Tre 1967

Bùng binh trung tâm Bến Tre 1967. Tiệm Huê Liên ngày nay bán phụ tùng và sửa xe gắn máy.

Một quán nước xưa tại Bến Tre

Toàn cảnh cầu Cái Cối.

Toàn cảnh cầu Cái Cối. Theo ông bà xưa nói rằng, thực ra cầu Cái Cối là cây cầu nhỏ ở trong chứ không phải cây cầu lớn này, cầu lớn này là Bến Tre, do người ta quen gọi và dần bị mất tên. Giờ nó được xây mới và lấy tên như xưa là cầu Bến Tre.

Cầu Cái Cối

Tấm chụp cầu Cái Cối nhỏ phía trong, do phóng viên của tờ LIFE - Mỹ chụp

Bến phà Hàm Luông phía Mỏ Cày - khoảng 1990

Chợ Tú Điền xưa (khoảng 1993) và gần đây (2007)

Vận động trường 1956 - nay là Siêu thị Co.opmart

Hồ Trúc Giang 1982

Phà Hàm Luông khoảng 1985

Phà Hàm Luông khoảng 1985 đang từ phía Mỏ Cày chuẩn bị cập bến phía Vàm Phường 7, Thị xã Bến Tre, thời điểm này phà chưa có hàng rào mỏ bàn.

Khu vực Bùng binh, chợ nhà lồng xưa, nay là trụ sở báo Đồng Khởi

Bentre Paysages - Phong cảnh xứ dừa, thời Pháp, đây là một trong những bức ảnh rất hiếm

Plantation de cocotiers - Vườn dừa, thời Pháp

Đường Hùng Vương - Bến lở thời Pháp đầu thế kỷ 20

Bến lở thời Pháp

Ngã ba Tháp 1964

Ngã ba Tháp 1964 - vị trí này nằm ngay sau lưng tượng đài Đồng Khởi hiện nay - Xa xa ở giữa hình là khúc cuối của đường Phan Thanh Giản (Đại lộ Đồng Khởi hiện nay) dẫn ra cổng kiểm soát ghe thuyền (chân cầu Bến Tre hiện nay). 

Cổng kiểm soát ghe thuyền (chân cầu Bến Tre hiện nay) cuối đường Phan Thanh Giản (Đại lộ Đồng Khởi hiện nay), khoảng năm 1967

Cổng kiểm soát ghe thuyền (chân cầu Bến Tre hiện nay) cuối đường Phan Thanh Giản (Đại lộ Đồng Khởi hiện nay), khoảng năm 1967. Đường Lê Lai phía bên trái ảnh vẫn còn cho đến ngày nay.

Không ảnh thị xã Bến Tre 1968

Bùng binh Bến Tre thời Pháp 1948-1950

Bùng binh Bến Tre thời Pháp 1948-1950 (hình cực hiếm).

Cầu Cái Cá, bên trái là trại cây Nam Lợi

Thi công cầu Chợ Lách 1995

Một góc chợ ở Trúc Giang 1967

Đại lộ Phan Thanh Giản (nay là đại lộ Đồng khởi), khoảng 1965

Lộ số 4 năm 1994

Bến xe lôi gần bến phà

Đoạn gần trường Mỹ Hóa

Đoạn gần trường Mỹ Hóa, hồ sen trước UBND phường 7 cũ và miếu Bà

Lộ số 4 - phía đường Nguyễn Huệ đi qua đường Trần Quốc Tuấn

Cô bé bán mía ghim chợ Lương Phú - 1967

Ngã ba Rùa 1990 - khu làm nhang - chân cầu Bến Tre 2 hiện nay

Bến xe lôi sát bến phà nhìn về hướng thị xã

Không ảnh Trúc Giang 1968

Đình An Hội thời Pháp

Bến lở thời Pháp

Thanh niên vui chơi trước Villa Trần Quế Tử - khoảng 1995

Học sinh trường Mỹ Hóa tan trường - khoảng năm 1992

Học sinh trường Mỹ Hóa tan trường - khoảng năm 1992

Học sinh trường Mỹ Hóa tan trường, đang chạy về hướng bến phà - khoảng năm 1992

Cầu và Nhà thờ Cái Mơn

Đoạn gần cầu Kiến Vàng

Nhà hàng nổi những năm 90 nằm gần Bảo tàng tỉnh

Nhà hàng nổi những năm 90 nằm gần Bảo tàng tỉnh. Hiện nay được sửa sang - tạo hình rồng và kéo về phía Phường 7 khoảng 200 mét, gần cầu Kiến Vàng cũ.

Hợp tác xã phơi dừa trước sân - 1982

Không ảnh cầu Cái Cối và cầu Bến Tre bị đánh sập trong chiến tranh 1968

Trường tiểu học Nhơn Thạnh - 1990

Vị trí Công viên tượng đài Hoàng Lam hiện nay

Vị trí Khách sạn Hàm Luông hiện nay

Một góc chợ bờ sông, bên phải là chợ cá 1967, hiện nay là chợ đêm Bến Tre

Đoạn gần trường Mỹ Hóa

Cầu Cái Cối

Bến đò cây mận - bờ kè bến lở Bến Tre những năm 1990

Qua cua quẹo này sẽ tới bến phà, trước mặt là nhà máy xay xát, 1990

Qua cua quẹo này sẽ tới bến phà, trước mặt là nhà máy xay xát, 1990

Trường tư thục Đại Đồng của người Hoa

Ảnh chụp khoảng 1990, hiện nay là Đồng khởi Palace.

Bến phà Hàm Luông phía Mỏ Cày - những năm 1990

Nhà thủy tạ hồ Chung Thủy (Trúc Giang)

Cầu Cái Cá 1995

Cầu Cái Cá bên tay trái, khu nhà này giờ đã thành công viên

Dốc cầu Kinh Chẹt Sậy phía phường 8, khoảng năm 2000

Cầu Kiến Vàng những năm 1995

Đường cặp bờ sông khoảng những năm 1990, gần khu vực cầu Kiến Vàng

Cầu Sơn Đông 1990

Cây xăng Shell 1967, hướng nhìn về phía bùng binh, hiện nay là ngân hàng BIDV - đối diện trại Quang Trung

Khu vực điện nổi của ông đạo Dừa, cồn Tân Dinh năm 1967, là khu du lịch Cồn Phụng hiện nay

Thần dân của ông Nguyễn Thành Nam đang làm lễ năm 1969

Không ảnh cầu Mỏ Cày 2005

Phà Việt Đan thuộc bến phà Hàm Luông, năm 1999

Bến phà Rạch Miễu năm 1969

Xe đò Thạnh Phú

Chèo ghe trên sông Bến Tre 1965

Ở giữa là nhà lồng chợ Bến Tre, thời gian này sau 68 vì chợ đã được xây lại với kiến trúc khác chợ Trúc Giang đã bị tàn phá, giờ là chợ Phường 2

Ngã 3 Tân Thành nhìn về hướng phà Rạch Miễu

Không ảnh cầu Bến Tre bị đánh sập 1968

Chợ Trúc Giang - Khu hàng chuối, đầu đường Lê Lai nhìn vào, năm 1967

Nữ sinh trường TH Kiến Hòa chụp ảnh trên bờ hồ Chung Thủy - khoảng 1965

Đua ghe trên sông Bến Tre dịp tết cổ truyền thời Pháp

Phà đổ khách

Nhà thủy tạ hồ Chung Thủy

Nhà thủy tạ hồ Chung Thủy

Nhà thủy tạ hồ Trúc Giang

Ngã Ba Rùa 1990 (?)

Ngã tư Phú Khương 1990

Ngã tư Phú Khương 1990

Ngã tư Phú Khương 1990

Ngã tư Phú Khương khoảng 1990, vị trí này đối diện với Thế giới di động hiện nay (theo trục đại lộ Đồng Khởi)

Chợ Tú Điền 1990

Cầu bốc xếp của nhà máy Lợi Dân, gần Villa Trần Quế Tử

Ngã ba Tân Thành 1995

Ngã ba gần bến phà Rạch Miễu

Ngã ba Tân Thành 2003

Ngã tư Biếu Ký - những năm 80

Bến phà cũ phía Mỏ Cày, một góc chụp khác

Cổng Villa Trần Quế Tử - 1990

Bắc Rạch Miễu

Trước năm 1975, đi phà được gọi là đi bắc

Bắc Rạch Miễu

Vị trí này giờ là Điện lực Bến Tre (Quốc lộ 60 hướng về cầu Rạch Miễu)

"Ngày hội" huy động lương thực năm 1987 tại Giồng Trôm

Tỉnh lộ 885 hướng về Giồng Trôm - cách biệt 20 năm

Dàn đáy gần cầu Kiến vàng năm 1967

Chợ Bến Tre 1961

Chợ Bến Tre 1961 (ảnh John Dominis). Đường này nay là đường Nguyễn Du - bên hông phải chợ Trúc Giang (chợ Phường 2), nhìn thấy bờ sông phía Mỹ Thạnh An ở xa xa

Xuống đò qua sông ở miền Nam 1964

Xuống đò qua sông ở miền Nam 1964

Trẻ em miền Nam 1964

Ghe chèo 2 mái miền Tây - 1964

Hình thầy cô và học sinh lớp 12A1 trường Nguyễn Đình Chiểu niên khóa 82-83 - chụp ngày 20/11/1982

Lớp học của Trường Trung học Kiến Hòa 1974

Vòng xoay trung tâm TP Bến Tre

Một góc chụp cực hiếm khu vực vòng xoay và nước trung tâm tỉnh lị Bến Tre nhìn về cổng kiểm soát ghe thuyền (cầu Bến Tre hiện nay), khoảng 1960 đến 1967.

Cổng kiểm soát ghe thuyền cuối đường Phan Thanh Giản 1951

Cổng kiểm soát ghe thuyền cuối đường Phan Thanh Giản 1951- nay là cuối đại lộ Đồng Khởi - chân cầu Bến Tre. Lúc này chưa có cầu qua Mỹ Thạnh An

Chợ Trúc Giang khoảng 1965-1967, nay là TTTM (chợ Phường 2)

Bến phà Hàm Luông (phía Mỏ Cày) thời hoàng kim 1990-2000

Trường Trung học Kiến Hòa 1970, hình dưới là dãy C

Giáo viên đi dạy bằng xe đạp trên đường đất mấp mô lầy lội vào những năm 80

Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre - những năm mới thành lập

Mặt sau chợ Trúc Giang (nhìn ra sông) trước và sau khi bị chiến tranh tàn phá 1968

Bến phà Hàm Luông phía Mỏ Cày - 1975

Đường Nguyễn Huệ đang thi công - khoảng năm 1986

Đường cặp bờ sông những năm 90

Hai bức ảnh cùng 1 góc chụp từ khuôn viên Bảo tàng nhìn qua bờ Mỹ Thạnh An, cách nhau khoảng 40 năm (1961-2001)

Nữ sinh trường Bồ Đề trước sân chùa Viên Minh khoảng 1960

Trúc Giang Airfield - 1968 (Sân bay Sơn Đông)

BENTRE L'HOPITAL PROVINCIAL - Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu ngày nay

Trúc Giang Airfield (Sân bay Sơn Đông )1968 - máy bay trinh sát L19 cất cánh trên đường băng nhôm

Cầu Cái Cối (cầu Bến Tre) nhìn về bùng binh 1966

Chợ cá bến lở 1966

Thầy và học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu trên bờ hồ Trúc Giang khoảng 1990

Ngã ba Tháp 1966

Ngã ba Tháp 1966

Nữ sinh trường Trung học Kiến Hòa đang đến trường - khoảng từ 1965 đến 1970

Nữ sinh trường Trung học Kiến Hòa đang đến trường - khoảng từ 1965 đến 1970 - con đường hiện nay là đường Lê Quý Đôn. (Ảnh cắt từ một video màu hiếm hoi của Kiến Hòa - Bến Tre xưa)

Không ảnh Cồn Phụng 1972

Ông Đạo Dừa - Nguyễn Thành Nam đang thuyết giảng trên ụ nổi năm 1969

Ông Đạo Dừa - Nguyễn Thành Nam đang thuyết giảng trên ụ nổi năm 1969 - giờ ụ nổi là nhà hàng nổi Bến Tre, còn nguyên điện nổi của ông thành khu du lịch Cồn Phụng

Trẻ em chơi bắn "cu li" (bắn bi) ở cồn Tân Dinh (cồn Phụng) 1969

Bán hoa vạn thọ dịp Tết Kỷ Dậu 1969

Bán dép mủ và bông mủ trong dịp Tết Kỷ Dậu 1969

Bánh xèo miền Tây 1969

Lính đi tuần dưới sương mù trong những rặng dừa của tỉnh Kiến Hòa ngày 15 tháng 1 năm 1969

Cô bé bán mận hồng đào chợ Mỹ Tho, năm 1969

Tuyến xe đò Sài Gòn - Kiến Hòa 1969

Đò ngang từ cồn ông đạo Dừa đi về phía bờ Kiến Hòa, 1969

(Water Taxi across the Mekong to Kien Hoa January 1969. Stern view of water taxi approaching Kien Hoa Province from Coconut Monk island)

Khu chợ chồm hổm cặp bờ sông 1969

Một góc chợ cá bến lở 1967

Hoa cắt tỉa từ củ cải và dưa leo bán trong dịp Tết Kỷ Dậu 1969

Phụ nữ và trẻ em Kiến Hòa thời 1961

Nụ cười hồn nhiên trên bờ sông Tiền, 1969

Ngồi trên phà nhìn về phía Vàm, những năm 90

Bánh mì Mỹ Tho, năm 1969

Dinh Tham biện của Pháp năm 1894 - tiền thân của Bảo tàng tỉnh hiện nay

Dinh Tham biện được xây dành cho viên Chánh Tham biện (Administrateur) ở và làm việc, chức Chánh Tham biện này tương đương với Tỉnh trưởng thời Mỹ, sau đó thì thành dinh Tỉnh trưởng Kiến Hòa (thời ông Phạm Ngọc Thảo), sau 1975 mới trở thành Bảo tàng cho đến nay.

Người Việt đào kênh tưới nước tại tỉnh Kiến Hòa, năm 1961

Nguyên văn tác giả ghi: "Vietnamese digging an irrigation ditch in Kien Hoa province. 1961"

Thêm một1 góc chụp ngã ba Tháp năm 1962

Thêm 1 góc chụp ngã ba Tháp năm 1962, hướng nhìn về phía chợ Lạc Hồng - cảnh xa xưa nhưng thoáng nét văn minh, tươm tất

Chợ Trúc Giang bị tàn phá trong trận Mậu Thân 1968

Chợ Trúc Giang bị tàn phá trong trận Mậu Thân 1968, giờ là chợ Phường 2. Con đường trong ảnh là đường Nguyễn Trãi hiện nay, hướng chụp từ Phan Duy iPhone nhìn xéo ra bờ sông

Một chuyến xe đò tuyến Ba Tri - thị xã Trúc Giang vào năm 1961 (chữ có ghi trên thân xe: Trúc Giang - Ba Tri)

Hai tháp nước này gần phà Rạch Miễu, mé bờ Tiền Giang, ảnh chụp năm 1969

Đội phụ trách bầu cử ghé nhà dân ở tỉnh Kiến Hòa năm 1961

Election team visiting residents of Kien Hoa province, 1961

Một góc chợ Trúc Giang - khu hàng chuối 1961

Ảnh chụp tại vòng xoay thị xã Bến Tre năm 1983

Đường Hùng Vương và 1 góc chợ Bến Tre bị ngập lụt thời Pháp năm 1948

Một góc quê hương Bến Tre năm 1948-1950

Hồ Chung Thủy (hồ Trúc Giang) ngày và đêm - năm 1930 (cách nay 86 năm)

Hồ Chung Thủy (hồ Trúc Giang) ngày và đêm - năm 1930 (cách nay 86 năm). Lúc này thành phố Bến Tre còn là xã An Hội của quận Châu Thành

Quận Mỏ Cày những năm 1948-1950

Làng quê xứ dừa thập niên 70-80

Bắc Rạch Miễu 1960-1964

Bắc Rạch Miễu 1960-1964 (chiếc đò này gọi là chiếc bắc (le bac), còn chiếc hình hộp 2 đầu mới gọi là chiếc phà (ferry)). Nguyên ngữ : "Bac de Rach Mieu 1964"

Rạp Lạc Thành 1970

Rạp Lạc Thành 1970, sau 75 là rạp Đồng Khởi

Bến xe lam ngã ba Tháp 1967

Chợ Trúc Giang - Khu vực chợ Hàng chiếu năm 1969

Ngã ba Tân Thành 1990, đi thẳng về Sơn Đông, quẹo phải về Rạch Miễu

Ngã ba Tân Thành, khoảng năm 1990. Hướng nhìn từ Sơn Đông xuống.

Không ảnh khu vực Thánh Thất Cao Đài năm 1968

Không ảnh khu vực Thánh Thất Cao Đài năm 1968 - Đường Trương Định P.6 hiện nay, có thể thấy khu vực đối diện xéo hông phải thánh thất còn ám khói trận Mậu Thân

Đại lộ Phan Thanh Giản, trước trường Tiểu học nữ tỉnh lỵ (hình trên, trái và hình dưới) và Trường tiểu học nam Phan Thanh Giản (đổi tên từ trường Cộng Đồng Dẫn Đạo trước đó) năm 1965-66 (Trường tiểu học Bến Tre và Phú Thọ ngày nay).

Chở củi dừa trên kinh Chợ Gạo năm 1969

Hai bức ảnh cùng 1 vị trí cách nhau gần 60 năm 

1. Trường TH tư thục Bác Ái 1958 

2. Công ty cổ phần in Bến Tre 2016 (32, Thủ Khoa Huân, P3)

Khu vực bùng binh trung tâm Kiến Hòa khoảng 1965

Sân trường tiểu học nữ tỉnh lỵ năm 1968 - 1969

Sân trường Tiểu học nữ tỉnh lỵ năm 1968 - 1969

Hồ Trúc Giang năm 1972

Sân trường Phan Thanh Giản

Trường Trung học công lập Kiến Hòa năm 1972

Học sinh trường Trung học công lập Kiến Hòa chụp ảnh trên bờ hồ Trúc Giang năm 1972

Học sinh trường Trung học công lập Kiến Hòa năm 1972

Bến phà Hàm Luông phía Thanh Tân - Mỏ Cày khoảng 2003 (có Mercedes Sprinter)

Trường tiểu học Nhơn Thạnh - khoảng 1990

Chợ Bến Tre thời Pháp

Đưa dâu trong đám cưới vùng quê An Hiệp - Bến Tre năm 1960

Một lớp dạy cắt may ở khu vực An Hiệp - Hàm Long năm 1960

Trường THCS Mỹ Hóa cũ, khoảng năm 1992

(Theo Huynh Seldom)

Nam Phong - Ohay.tv

Chủ đề chính: #Bến_Tre_xưa

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn