Ngày nay, người ta biết đến Sài Gòn là thành phố sầm uất, sôi động, là trung tâm thương mại bậc nhất của đất nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cũng đã từng có một Sài Gòn cổ kính với những khoảnh khắc mộc mạc, bình dị, an nhiên đến lạ thường.
Câu Slogan nổi tiếng một thời
Các vũ công ballet nhí tại một buổi hòa nhạc dịp Tết - Sài Gòn 1988
Chợ Bến Thành một buổi chiều
“Siêu” xích lô chở học sinh tiểu học.
Trong ảnh: Người Sài Gòn, nhất là các cô gái trẻ, thích diện áo dài lượn Vespa làm duyên trên đường, Sài Gòn năm 1995.
Một góc đường Đồng Khởi, quận 1. Thời kỳ này đường Đồng Khởi vẫn còn cảnh người đạp xe thong thả, quần áo phơi phóng ở mặt tiền. Hiện nay Đồng Khởi là một trong những con đường sang trọng nhất Sài Gòn.
Lưng của người cha trở thành nơi mặt phẳng đọc báo khá thoải mái cho bé gái trên đường tới trường ở Chợ Lớn, nơi sinh sống của người Hoa ở Sài Gòn.
Nhà thờ đức bà 1 buổi chiều năm 91
Lướt phố bằng xe máy đã trở thành kiểu vui chơi số một của giới trẻ Sài Gòn, đặc biệt là khi họ không có nhiều tiền để tham gia các hoạt động khác.
Chó và mèo bên ngoài một tiệm sửa xe máy
Ông Nguyễn Văn Mười Hai, lãnh đạo của Nhà máy nước hoa Thanh Hương cùng các nhân viên hào hứng khoe thành quả của mình. Sản phẩm bán chạy nhất của họ là một loại nước hoa có tên Charlie.
Một buổi tụ họp party cuối tuần của cộng đồng LGBT SaiGon 90s.Có thể thấy tại thời điểm này, lối ăn vận của giới trẻ ảnh hưởng khá nhiều bởi trào lưu Hongkong, song hành cùng kiểu trang điểm trầm khá hợp mốt.
Tiệm cà phê Givral nổi tiếng nằm ở góc đường Đồng Khởi - Lê Lợi, đối diện Nhà hát Sài Gòn, năm 1990.
Người lớn và trẻ con đều háo hức chơi game trong một cửa tiệm - loại hình giải trí từ nước ngoài du nhập vào Sài Gòn vào những năm 90.
Một cậu bé đội chiếc mũ được làm từ vỏ hộp thuốc lá ngoại. Đây là mốt mới của trẻ em Sài Gòn dịp Tết 1988.
Một chú chó lảng vảng ở quán ăn vỉa hè đầu đường Đề Thám, Sài Gòn năm 1989.
Trên chiếc xe máy đời mới, tà áo dài truyền thống của những người phụ nữ gợi nhớ lại một phong cách Sài Gòn trong quá khứ.
Người nông dân chở vịt từ ngoại thành vào thành phố để bán.
1 người đàn ông tập thể dục sớm, SaiGon 1993
Hội trường chính ở Trại cải tạo Thủ Đức ngày nghỉ cuối tuần, khi vợ con của trại viên có thể đến thăm và xem ti-vi cùng người thân của mình.
Bên ngoài Trại cải tạo Z30D. Sau 1975, khoảng 2.000 cựu viên chức, quân nhân của chế độ cũ được cải tạo tại đây. Đến năm 1988, phần lớn trong số đó đã ra khỏi trại.
Thiếu nữ Sài Gòn với tà áo dài
Cảnh mừng mừng tủi tủi khi các trại viên trở về với gia đình sau thời gian dài xa cách.
Một thanh niên ngồi trên khẩu pháo lính Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Một góc đường Nguyễn Huệ dịp Tết 1988.
Rạp phim "máy lạnh" Vinh Quang trên đường Pasteur
Hàng bán đàn guitar trên vỉa hè
Các nữ sinh đạp xe mặc áo dài truyền thống trên đường đi học vào buổi sáng.
Người đàn ông hút thuốc và người phụ nữ dùng khăn tay che mũi, hình ảnh tương phản về cách thức đối phó với tắc nghẽn giao thông và tình trạng khói bụi.
Người cảnh sát giao thông Sài Gòn, với dáng vẻ điềm đạm
Ngã tư Trần Hưng Đạo B - Châu Văn Liêm, Sài Gòn năm 1995.
Đường phố giờ cao điểm.
Sài Gòn trong cơn mưa nặng hạt.
Đường phố ngập nước sau cơn mưa.
Các thí sinh của một cuộc thi sắc đẹp
Người đàn ông và 4 đứa trẻ trên chiếc Honda Cub.
Dân chơi xe Harley Davidson tụ tập trước một pa-nô cổ động cho công cuộc Đổi Mới.
Quầy hàng bánh mỳ.
Cầu Chà Và ở quận 8 với lịch sử trên dưới 100 năm. Cuối những năm 2000 cây cầu này đã được tháo dỡ và làm mới để phục vụ quy hoạch giao thông của thành phố.
Cậu bé trổ tài bưng hủ tiếu bằng cả tay và đầu tại một ngõ hẻm.
Một cảnh mua bán ở chợ
Các "dân chơi" SaiGon năm 1992 đang tụ tập giải trí cuối tuần trong 1 vũ trường.
Sinh viên kiến trúc Sài Gòn những năm 90
"Cấm đái" - Quán Cafe vỉa hè
Những tòa nhà cổ kính trên đường Hồ Tùng Mậu, 1990.
Hàng bóng bay và những người đạp xích lô, 1989.
Quầy bún và hủ tiếu
Bên trong một nhà hàng
Bãi gửi xe đạp trên vỉa hè.
Trẻ em nô nức háo hức chạy theo 1 taxi Sài Gòn 1993