Duy Trần

Những điều có thể bạn chưa biết về đảo quốc Malaysia

Đăng 7 năm trước

Chúng tôi ở Ohay TV đã biên soạn ra một số điều thú vị về đảo quốc Malaysia, mời các bạn cùng khám phá.

Quốc kỳ của Malaysia được thiết kế bởi một… kiến trúc sư

Đúng vậy, quốc kỳ của Malaysia được thiết kế bởi một kiến trúc sư tên là Mohamad Hamzah vào năm 1963. Khi Liên bang Malaya thay thế chính quyền cũ, đã có một cuộc thi thiết kế lá cờ mới. Trong số hàng trăm bài dự thi được gửi về, 3 trong số đó được chọn để bầu chọn công khai và lá cờ của Mohamad Hamzah (tên là “Jalur Gemilang”) đã trở thành quốc kỳ chính thức của Malaysia. 

Nơi tuyên bố độc lập

Chúng ta đều biết rằng vào ngày 31/8/1957 Tunku Abdul Rahman bước lên quảng trường độc lập Dataran Merdeka và hô to “Merdeka” (nghĩa là “độc lập”) 7 lần như một lời tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, thực tế là ông đã công bố nền độc lập của Malaysia từ ngày 20/2/1956 tại Padang Bandar Hilir ở Melaka.

Malaysia trước đây bị xâm lược bởi Bồ Đào Nha vào năm 1511, Hà Lan 1641 và sau đó bị xâm lược hoàn toàn bởi người Anh. Và, địa điểm nơi các cuộc xâm lược này bắt đầu chính là Melaka. Đó chính là lý do khiến Tunku nghĩ rằng chỉ có Maleka mới thích hợp để công bố độc lập. 

Quốc ca 

Tại thời điểm độc lập, đất nước Malaysia vẫn chưa có quốc ca! Do đó Tunku Abdul Rahman – người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ - tổ chức một cuộc thi trên phạm vi rộng để tìm cho Malaysia một quốc ca phù hợp. Họ đã nhận được 512 bài hát, nhưng không có một bài nào được chọn! Cuối cùng, Tunku chọn sử dụng bài ca của bang Perak có tên “Allah Lanjutkan USIA Sultan” làm quốc ca. Sau đó, cùng với một vị thẩm phán, Tunku viết lời mới cho bài hát này và đổi tên nó thành “Negaraku” như quốc ca chính thức của Malaysia hiện nay. 

Chương trình Huấn luyện Phục vụ Quốc gia

Ở Malaysia cũng có chương trình tương tự như “Nghĩa vụ quân sự” ở Việt Nam với tên gọi là Chương trình Huấn luyện Phục vụ Quốc gia. Chương trình này kéo dài 3 tháng và bắt đầu chính thức từ năm 2003. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chương trình này đã được “thí điểm” từ 50 năm trước đây. Năm 1962, trong cuộc đối đầu với Indonesia, chính phủ Malaysia đã quyết định gọi tên những thanh niên có độ tuổi từ 21 đến 28 vào một chương trình huấn luyện kéo dài 2 năm. 

Tên cổ xưa nhất của Malaysia là gì? 

Trước khi có tên Malaysia như hiện nay, nhà địa chất người Hy Lạp – La Mã Ptolemy đặt cho đất nước đáng yêu này cái tên Aurea Chersonesus nghĩa là “bán đảo vàng”. Tên gọi này được tìm thấy trong cuốn sách của Ptolemy Geographia, viết khoảng năm 150 sau công nguyên. 

Vương quốc Hồi giáo 

Kedah là vương quốc sớm nhất trên bán đảo Mã Lai và được cho là một trong những vương quốc Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới. Sultan Abdul Halim Mu'adzam Shah I là Sultan (vua) đầu tiên của Kedah. Quốc vương hiện tại, Sultan Abdul Halim Mu'adzam Shah là quốc vương thứ 28 của Kedah. Do đó, bạn có thể nhận thấy những đặc trưng về văn hóa, xã hội và nhất là tôn giáo của đạo Hồi rất rõ rệt ở quốc gia này. 

Các trường học tiếng Anh lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam Á nằm ở Penang

Năm nay, kỉ niệm sinh nhật lần thứ 199, một chương trình học tập miễn phí đã được cung cấp bởi linh mục Rev. Sparke Hutchings. Thực tế là chương trình dạy tiếng Anh đầu tiên ở Penang bắt đầu từ năm 1816 và là chương trình lâu đời nhất Đông Nam Á. Thuật ngữ “Old Frees” được sử dụng để chỉ các cựu sinh viên của trường, bao gồm cả Thủ tướng đầu tiên của Malaysia Tunku Abdul Rahman, huyền thoại điện ảnh Tan Sri P. Ramlee hay anh hùng cầu lông Dato 'Eddy Choong

Borneo là hòn đảo lớn thứ 3 thế giới

Với diện tích trải rộng hơn 743,000 km2, đảo Borneo – gồm Sabah-Sarawak, Brunei và Indonesia - là hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới, sau Greenland và New Guinea. Một thực tế thú vị khác về Borneo: đây là một trong các rừng nhiệt đới lâu đời nhất trên thế giới. 

Hang động ngầm lớn nhất thế giới

Nằm ở Sarawak Sarawak Chamber trong Công viên Quốc gia Gunung Mulu là hang động lớn nhất thế giới. Có thể hình dung độ lớn của hang động này như sau: một phần nhỏ của hang động này cũng có thể chứa 40 chiếc máy bay Boeing 747! 

Người Malaysia có số lượng bạn bè trên facebook nhiều nhất thế giới! 

Malaysia là đất nước mà người dân thân thiện nhất thế giới, ít nhất là… trên facebook! Theo một cuộc khảo sát năm 2010 được thực hiện bởi công ty quốc tế TNS, một người dùng Facebook tại Malaysia có trung bình 231 bạn bè – cao nhất thế giới – tiếp sau đó là Brazil với 321 bạn và Na Uy với 217 bạn. Ngoài ra, người Malaysia cũng dành trung bình 9 giờ 1 tuần cho các mạng xã hội (nhiều nhất thế giới) và Malaysia cũng là những người có bạn bè trực tuyến nhiều nhất thế giới!

Giờ địa phương tại Malaysia đã được điều chỉnh 8 lần

Cho tới nay, giờ địa phương tại Malaysia đã được điều chỉnh 8 lần. Cụ thể, vào năm 1932 đồng hồ đã được điều chỉnh tăng thêm 20 phút để “kéo dài” ban ngày. Vào năm 1941, thời gian lại được tăng thêm 10 phút. Vào năm 1942, người ta tăng nhanh 2 giờ để trùng với thời gian của Tokyo. Năm 1945, người ta lại cho đồng hồ chạy chậm lại bằng thời điểm năm 1941. Và, cuối cùng, vào ngày 1/1/1982 Dr. Tun Mahathir đã quyết định cho đồng hồ chạy nhanh 30 phút để đồng bộ với Sabah và Sarawak. Điều thú vị nữa là Singapore cũng điều chỉnh đồng hồ của họ vào cùng ngày này.

Chủ đề chính: #malaysia

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn