Sự thật đáng sợ đằng sau những câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới
Đăng 8 năm trướcCó lẽ ai cũng từng đọc những câu chuyện cổ tích lãng mạn như 'Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn' hay 'Cô Bé Lọ Lem'. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng đều được dựa trên các mẩu chuyện ghê rợn và hoàn toàn không dành cho trẻ em.
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
Câu chuyện cổ tích này được dựa trên cuộc đời bi thảm của Margarete von Waldeck, một phụ nữ quý tộc người Bavaria sống ở thế kỷ XVI. Margarete lớn lên ở Bad Wildungen, nơi anh trai nàng đã sử dụng trẻ nhỏ để làm công việc khai thác mỏ đồng. Bị biến dạng nghiêm trọng về mặt thể chất vì quá vất vả, chúng bị coi là những chú lùn. Ngoài ra, chi tiết quả táo độc cũng dựa trên sự thật; một ông già sẽ đưa hoa quả bị thối hỏng cho các công nhân nhỏ tuổi này, và những đứa trẻ khác mà ông ta tin là đã ăn trộm đồ của mình.
Mẹ kế của Margarete khinh thường nàng, và quyết định gửi cô gái xinh đẹp này tới cung điện Brussels để thoát khỏi đứa con riêng của chồng. Ở đó, nàng đã có một tình yêu say đắm với hoàng tử Philip II. Bố chàng, vua Tây Ban Nha, phản đối chuyện tình này và phái tay sai đi giết Margarete. Họ đã bí mật đầu độc nàng.
Rapunzel
Vào thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, một thương gia ngoại đạo giàu có, sống ở Tiểu Á, rất yêu thương cô con gái xinh đẹp của mình nên đã cấm nàng có người theo đuổi. Do đó, ông đã nhốt nàng trong một tòa tháp khi ông ra ngoài. Người ta không đề cập đến việc mái tóc nàng quan trọng đến thế nào, nhưng chuyện kể rằng nàng đã đi theo Cơ Đốc giáo, cầu nguyện rất to khi người cha rời đi, lời cầu nguyện cảu nàng vang khắp thị trấn. Người cha biết về việc làm của con gái và đã kéo lê nàng trước mặt phó lãnh sự La Mã, người khăng khăng ông phải chặt đầu nàng hoặc tước bỏ tài sản của mình nếu nàng từ chối bỏ tôn giáo mình đang theo. Ông đã chém đầu nàng nhưng lại bị sét đánh chết ngay sau đó. Cô gái trở thành người tử vì đạo, Thánh Barbara, được thờ phụng ở Nhà thờ Đông Orthodox.
Yêu Râu Xanh
Nhà văn Perrault đã kể câu chuyện của mình dựa trên Conomor the Cursed, một người đầu bếp được báo trước rằng ông ta sẽ bị giết chết một cách hung bạo bởi chính con trai mình. Ngay khi một trong những người vợ của ông ta mang thai, ông ta liền giết hại. Nhưng Perrault còn bị hấp dẫn nhiều hơn bởi Gilles de Rais, một quý tộc giàu có sống ở thế kỷ XV, một anh hùng của Chiến tranh Trăm Năm, người bảo vệ nữ anh hùng Joan of Arc's trong cuộc chiến. Sau khi rời quân đội, hắn trở thành một kẻ giết trẻ em hàng loạt rất khét tiếng. Hắn được trao cho biệt danh Yêu Râu Xanh vì bộ lông móng mượt trên người con ngựa của hắn nhìn có màu xanh trong ánh sáng ban ngày. Tại buổi xét xử gây sốc của mình, hắn đã miêu tả chi tiết việc hắn tìm kiếm và hành hạ lũ trẻ vô tội như thế nào. Perrault đã dựa trên những chi tiết này để xây dựng nhân vật đáng sợ của mình.
Hansel và Gretel
Câu chuyện của Hansel và Gretel có lẽ đã được kể cho trẻ em để ngăn chúng không đi lang thang. Nhưng trong suốt nạn đói khủng khiếp từ năm 1315 đến 1317 sau Công nguyên, thảm họa đã tàn phá phần lớn châu Âu, khi bệnh tật, những cái chết hàng loạt, những kẻ giết trẻ con và kẻ ăn thịt người đã tăng theo cấp số nhân, một số bậc cha mẹ tuyệt vọng đã bỏ rơi con cái và giết thịt những con vật họ nuôi.
Hoặc "Hansel và Gretel" có thể đã được dựa trên người làm bánh nổi tiếng Katharina Schraderin. Vào thế kỷ XVII, cô đã chế biến ra một loại bánh quy gừng ngon đến nỗi khiến một gã làm bánh khác ghen tỵ và buộc tội cô là phù thủy. Sau khi được đưa về từ thị trấn, một đoàn những người hàng xóm đầy tức giận đã lùng bắt cô, mang cô về nhà, và thiêu cháy cô trong lò nướng.
Người thổi sáo thành Hamelin
Vào năm 1264, một người thổi sáo đã đề nghị sẽ đuổi hết số lượng chuột rất lớn ở ngôi làng người Đức của Hamelin, miễn là những người cai quản thị trấn đưa cho anh ta một số tiền xứng đáng sau khi hoàn thành công việc. Nhưng khi anh ta đuổi hết lũ chuột, họ lại nuốt lời. Người thổi sáo rất tức giận và đã dụ dỗ trẻ em trong làng đi theo anh ta. Họ không bao giờ trở lại.
Một số người tin rằng người thổi sáo đã dẫn lũ trẻ vô tội tới Địa Trung Hải để tham gia cuộc vận động trẻ em đến vùng đất Thánh. Có lẽ lũ trẻ sẽ ngoan ngoãn chuyển từ đạo Hồi sang đạo Cơ Đốc để có một chuyến đi an toàn tới Jerusalem. Nhưng nhiều đứa trẻ đã chết đói trong khi chờ đợi phép màu xảy ra.
Cô Bé Lọ Lem
Người đẹp tóc vàng với nước da trắng mịn bị ngược đãi trong câu chuyện của nhà văn Perrault liên quan mật thiết tới cuộc đời của Rhodopis, một người phụ nữ Hy Lạp mà tên của nàng nghĩa là "má hồng". Khi nàng là một cô gái trẻ, nàng bị bắt ở Thrace, bị bán để trở thành nô lệ vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, và bị đưa tới Ai Cập.
Vẻ ngoài khác thường đã biến nàng thành một món hàng quý giá, và chủ nhân của nàng đã cho nàng nhiều món quà, gồm một đôi giày bằng vàng. Rhodopis và đôi giày đã được Pharaoh, Ahmose II chú ý. Ông khăng khăng muốn nàng trở thành một trong những người vợ của mình. Dù nàng không mang dòng máu hoàng gia, nàng vẫn thực hiện các nghi lễ và... vai trò chủ yếu của nàng là để thỏa mãn Ahmose về mặt tình dục. Liệu địa vị mới có mang đến cho nàng hạnh phúc vĩnh viễn? Có lẽ là không.
Nguồn: huffingtonpost.com