Tiết lộ hàm ý từ các cấp độ giao tiếp bằng ánh mắt
Đăng 5 năm trướcGiao tiếp ánh mắt rất quan trọng, đặc biệt là khi hẹn hò hoặc khi đo lường mức độ hứng thú của ai đó đối với bạn. Bạn nên có sự hiểu biết cơ bản về thông điệp mà người khác gửi đến bạn thông qua ánh mắt trong bất kỳ tình huống nào. Bạn không cần phải là một chuyên gia giải mã để làm được điều này, hãy tham khảo những ỹ nghĩa được bật mí dưới đây với từng cấp độ giao tiếp bằng ánh mắt khác nhau.
Cấp (-1): (Cố ý) Không giao tiếp ánh mắt
Ở cấp độ này, người ta không chỉ không giao tiếp ánh mắt với bạn mà còn đang cố ý không nhìn bạn. Xét về tính thân mật thì người này ngầm thể hiện thái độ “tránh xa tôi ra, đồ gàn dở” mà không nói thành lời, đồng nghĩa với việc họ không thích bạn.
Cũng có trường hợp vì ái ngại, thiếu tự tin tới mức không dám trực tiếp giao tiếp ánh mắt với bạn. Khi đó, nếu bạn muốn hiểu và quan tâm tới người này thì bạn càng nên từ tốn, nhẹ nhàng và dùng sự chân thật của mình để lắng nghe họ và cho họ thấy bạn coi trọng họ như thế nào.
Cấp 0: (Vô ý) Không giao tiếp ánh mắt
Việc không giao tiếp ánh mắt một cách vô thức thể hiện rằng đối phương không biết đến sự có mặt của bạn, tức là họ không để ý thấy bạn. Họ có thể đang bận tập trung vào điều gì khác, hoặc sức hút của bạn không đủ để hấp dẫn họ.
Cấp 1: (Vô ý) Liếc nhìn
Liếc nhìn vô thức là hành động một người nhìn ai đó rồi ngay lập tức quay đi và không hề ý thức được rằng mình đang nhìn gì. Đơn giản là lúc người này đang lơ đãng nhìn xung quanh thì tình cờ bắt gặp ánh mắt của bạn, nhưng ngay sau đó họ lại tiếp tục nhìn đi nơi khác. Mấu chốt ở đây là họ không nhận thức được quá trình này, và vì vậy họ không thấy gì đặc biệt thú vị hay hấp dẫn lúc đó. Giống như ở cấp 0, cấp độ này mang tính trung lập và không có ý nghĩa gì nhiều. Trong phần lớn thời gian, đa số mọi người không để ý đến những gì lọt vào tầm mắt của họ.
Cấp 2: (Cố ý) Liếc nhìn
Đây là cấp độ giao tiếp ánh mắt đầu tiên mà bạn có thể tạo ấn tượng tích cực với ai đó. Cố ý liếc nhìn là khi ánh mắt của bạn và đối phương chạm nhau và họ lập tức nhìn đi nơi khác một cách có chủ ý, do xấu hổ, khó chịu hoặc không hứng thú. Các nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể chỉ ra rằng người phá vỡ sự giao tiếp ánh mắt bằng cử chỉ nhìn xuống là người có thể bị tác động (ví dụ bị thu hút), và người phá vỡ giao tiếp ánh mắt bằng cử chỉ nhìn sang hai bên thì thường thờ ơ (không bị cuốn hút). Nếu ai đó phá vỡ giao tiếp ánh mắt với bạn một cách nhanh chóng và có chủ ý, nguyên nhân có thể là vị họ bị thu hút và nhanh chóng ý thức được sự có mặt của bạn, hoặc vì họ không hứng thú và né tránh kết nối.
Phần lớn mọi người không thoải mái với việc duy trì giao tiếp ánh mắt với người lạ, yếu tố cho thấy họ quan tâm về bạn là ánh mắt của họ hướng về bạn từ đầu, dù có nhiều lần phá vỡ giao tiếp ánh mắt cũng không quan trọng, quan trọng là họ có cố ý tiếp tục liếc nhìn bạn hay không.
Bạn cần phải tinh tế thì mới phân biệt được Cấp 1 và Cấp 2, dù nhắc mình phải luôn tỉnh táo, bạn không bao giờ có thể biết chắc chắn ý định của ai đó. Cách tập luyện tốt nhất chính là tập để không trở thành người phá vỡ sự giao tiếp ánh mắt với người khác trước.
Cấp 3. Liếc nhìn – và nhìn lâu một chút
Cấp 3 là cấp độ mà sự quan tâm được bộc lộ một cách rất nhẹ nhàng. Như những cấp độ trước, hành vi này rất khó nhận thấy. Đây là khi ai đó nhìn bạn, nhưng trước khi phá vỡ giao tiếp ánh mắt như thường lệ, họ nhìn bạn lâu hơn một chút. Hành vi này tinh tế, ngắn ngủi và vô thức. Mọi người dành nhiều thời gian hơn để vô thức ngắm nhìn những điều mà họ thấy hấp dẫn. Bất kỳ giao tiếp ánh mắt nào từ cấp 3 trở lên cũng có thể là một khởi đầu tốt để bạn và đối phương nói chuyện, làm quen.
Cấp 4. Liếc nhìn hai lần
Đây là thói quen tốt mà bạn có thể tạo ra một khi bạn có thể duy trì giao tiếp ánh mắt với những người xung quanh. Bất cứ lúc nào bạn giao tiếp ánh mắt với ai đó và họ quay đi, hãy nhìn họ thêm vài giây. Một số người sẽ đáp lại ánh nhìn của bạn trong lần liếc nhìn thứ hai này. Phản ứng này có thể là dấu hiệu cho thấy sự hấp dẫn về mặt hình thể, và trên 95% khả năng là sự chủ động của bạn sẽ được đón nhận.
Cấp 5. Nhìn chằm chằm
Nhìn chằm chằm là cấp độ cuối cùng có thể được thực hiện một cách vô thức dù đây thường là hành vi có ý thức. Việc này xảy ra khi ai đó nhìn một đối tượng liên tục trong khoảng thời gian lớn hơn 3 giây. Nếu đối phương không thích hành vi này, họ có thể cảm thấy đây là cái nhìn kinh tởm. Nhưng trong trường hợp người nhìn bạn là người mà bạn hứng thú, bạn cần phải biết duy trì giao tiếp ánh mắt với họ, vì nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những người muốn giao tiếp ánh mắt với bạn ở cấp độ 3 – 5. Cái nhìn chằm chằm là dấu hiệu rõ ràng và tổng quát nhất tiết lộ rằng đối phương hứng thú với bạn.
Cấp 6. Nụ cười
Cấp độ 6 là cấp độ 5 (nhìn chằm chằm) cộng với một nụ cười. Nếu như cái nhìn chằm chằm là dấu hiệu rõ ràng cho bạn biết ai đó có hứng thú với bạn thì nụ cười thêm vào này sẽ một lần nữa khẳng định điều đó.Hãy mạnh dạn trò chuyện với người cho bạn giao tiếp cấp 6 này.
Cấp 7. Nhìn đắm đuối
Nhìn đắm đuối là khi ai đó cứ mãi nhìn chằm chằm một đối tượng và cười, mỗi lần như vậy đôi khi kéo dài trong nhiều phút. Đây là cấp độ giao tiếp ánh mắt đầu tiên tạo ra bước chuyển từ “bị cuốn hút, cảm thấy tò mò” sang “muốn thân mật”. Đây là mức độ thích thú cao nhất mà một người có thể thể hiện chỉ qua ánh mắt. Tuy nhiên nếu đối phương không thích người đang nhìn họ thì cái nhìn này có thể làm họ cảm thấy rất kinh khủng và dẫn đến phản ứng tiêu cực/.
Cấp 8. Nhìn mê mẩn
Hãy tưởng tượng bạn thức dậy vào buổi sáng, bên cạnh bạn là một người không rời mắt khỏi bạn và đang mỉm cười với bạn. Đây là cách hai người nhìn nhau khi âu yếm. Thông thường, cặp đôi đạt đến cấp độ này khi họ đã quen nhau ít nhất một hoặc hai tháng. Nếu hai người đều có tình cảm với nhau thì hành động này sẽ tạo ra cảm giác rất tuyệt vời. Đây là ánh mắt tình tứ nhất mà ai đó có thể trao cho bạn. Vì vậy, hãy tận hưởng. Trái lại, nếucảm giác của hai người không giống nhau thì đây không còn là trải nghiệm thoải mái nữa.
Cấp 9. Nhìn một cách cuồng si
Đây là cấp cuối cùng của giao tiếp ánh mắt. Ở cấp độ này, đối tượng thậm chí không cần hiện hữu mà bạn vẫn có thể thấy họ. Họ ám ảnh bạn. Họ xuất hiện ở mọi nơi và chẳng ở nơi nào. Bạn có thể làm mọi hành động phi lý và điên rồ mà bạn cho là mình làm vậy vì họ. Cấp độ này liên quan đến sự ảo tưởng, vô vọng và mất hoàn toàn khả năng nhận thức với thực tế.
Nguồn: Mark Manson/Đỗ Thị Oanh/Ubrand