10 dấu câu kỳ lạ CÓ THẬT mà bạn chưa từng biết đến
Đăng 9 năm trướcBạn có biết dấu chấm than 2 đầu, dấu mỉa mai, dấu hỏi than, dấu phẩy hỏi, dấu nhiệt liệt hoan hô... là những dấu câu nào không? Hãy cùng đọc và khám phá nhé!
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với các dấu câu như chấm, phẩy, chấm than, chấm hỏi… Tuy nhiên ngoài những dấu câu đó ra, có rất nhiều dấu câu lạ lùng mà rất có khả năng bạn chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói đến.
1.Dấu chấm than 2 đầu (Dấu ElRey Mark):
Dấu này cũng giống như dấu chấm than nhưng thay vì chấm ở phía trên, nó được chấm ở cả 2 đầu. Dấu chấm than 2 đầu được dùng với mục đích thể hiện những cảm xúc nhẹ nhàng và lịch sự, nói một cách đơn giản thì nó là phiên bản giảm nhẹ của dấu chấm than bình thưòng. Dấu này giúp bạn chứng tỏ với người đọc rằng bạn là loại người bình tĩnh, đúng mực và hoàn toàn không cùng một loại với những kẻ bốc đồng thích lạm dụng dấu chấm than.
2.Dấu mỉa mai (Dấu chấm hỏi ngược):
Được giới thiệu vào thế kỷ 19 bởi Alcanter de Brahm, dấu mỉa mai có tác dụng đúng như tên gọi của nó. Khác với những loại dấu khác thường đặt ở cuối câu hoặc giữa câu, dấu mỉa mai luôn được đặt ở đầu câu nhằm báo hiệu cho người đọc biết trước câu mà bạn sắp đọc là một câu mỉa mai.
3.Dấu hỏi than (Dấu Interrobang):
Bạn muốn thể hiện sự tò mò và hứng khởi cùng một lúc?! Câu hỏi của bạn có sắc thái biểu cảm?! Nhưng bạn không muốn phải gõ một lúc cả hai dấu?! Vậy thì còn gì tuyệt vời hơn dấu hỏi than nữa?!
4.Dấu tình yêu (Dấu Love point):
Dấu này được tạo ra bởi một tác giả người Pháp Hervé Bazin trong bài tiểu luận “Plumons l'oiseau” của ông vào năm 1966. Với dấu này, bạn có thể thoải mái thể hiện tình cảm trong văn bản mà không cần sử dụng emoticons.
5.Dấu nghi ngờ (Dấu Doubt Point):
Dấu câu này của do Bazin đề xuất. Nó sẽ giúp thấm đẫm văn bản của bạn với sự hoài nghi, để chứng minh cho người khác thấy bạn không phải là một kẻ dễ bị lừa phỉnh.
6.Dấu nhạo báng (Dấu SarcMark):
Dấu câu này được phát minh bởi Paul Sak, đây không phải là dấu câu đầu tiên được đề nghị cho sự nhạo báng, nhưng nó là dấu câu có hình dáng kỳ lạ nhất.
7.Dấu chia văn bản (Dấu Asterism):
Dấu này được dùng để chia văn bản ra thành các đoạn nhỏ. Dấu chia văn bản được đánh giá là dễ thương nhất trong các dấu kỳ quặc.
8.Dấu phẩy hỏi (Question Comma) và dấu phẩy than (Exclamation Comma):
Hai dấu này để phòng trường hợp bạn muốn thể hiện nghi vấn hoặc thể hiện cảm xúc ở ngay giữa câu. Quả là những dấu câu hữu ích và tiện lợi.
9.Dấu tung hô nhiệt liệt (Dấu Acclamation Point):
Lại một dấu câu khác được sáng tạo bởi Bazin. Cứ tưởng tượng khi tổng thống đến thị trấn và người ta cuồng nhiệt vẫy cùng lúc 2 lá cờ để chào mừng! Ý tưởng cơ bản của dấu này là vậy.
10.Dấu thẩm quyền (Dấu Authority Point):
Dấu này sử dụng khi bạn muốn cho người đọc biết rằng bạn biết rõ những gì mà bạn đang nói về. Nó giống như một cách để khẳng định với ngược đọc “Hãy tin tôi! Tôi là một chuyên gia trong lĩnh vực này!”
Theo Flavorwire
Biên dịch: Woody Übermensch - Ohay TV
******************************
Các bài viết khác có thể bạn sẽ thích: