Nguyễn Minh Ngọc Hà Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today. - James Dean -

10 dấu hiệu nhận biết kẻ nói dối

Đăng 8 năm trước

Ohay xin bật mí với bạn 10 dấu hiệu để nhận biết kẻ nói dối, chắc chắn bạn sẽ bắt thóp được ai đang nói dối mình cho dù đó là kẻ nói dối kinh nghiệm và khôn ngoan nhất.

1. Ngôn ngữ cơ thể

Nếu bạn nghi ngờ những gì ai đó nói với bạn, hãy chú ý đến những cử chỉ của họ hơn là lời nói. Kẻ nói dối có xu hướng giấu tay của họ đi (đan hai tay vào nhau, bỏ tay vào túi quần, ngồi lên hoặc giấu chúng sau lưng). Đồng thời, khi nói dối họ khó ngồi thẳng lưng và thường xuyên nhịp chân trong lo lắng. Nếu họ mím hoặc liếm môi khi bạn đặt câu hỏi, điều này cũng có thể chỉ ra rằng họ không nói thật với bạn.

2. Hơi thở

Khi nói dối, con người có xu hướng thở mạnh và giọng nói của họ trở nên yếu ớt bởi vì sự thay đổi dòng chảy của máu và nhịp tim lúc họ đang lo lắng.

3. Sự cứng nhắc

Kẻ nói dối thường rất căng thẳng, vì vậy bạn có thể nhận ra một kẻ nói dối thông qua những biểu hiện cứng nhắc của cơ thể. Nhún vai, khoanh tay hoặc vắt chéo hai bàn chân lại với nhau cho thấy sự không trung thực và khó chịu của kẻ đáng ngờ.

4. Đổ quá nhiều mồ hôi

Nói dối là thứ khiến cho kẻ nối dối kinh nghiệm nhất vẫn cảm thấy căng thẳng. Và khi chúng ta nói dối, ngay cả đó là một lời nói dối trắng (lời nói dối vô hại, không có ác ý hoặc có ý tốt), chúng ta vẫn đổ mồ hôi nhiều hơn vì mồ hôi là một phản ứng căng thẳng tự nhiên. Vì vậy, nó khá phổ biến với những người nói dối và họ rất sợ người khác phát hiện ra mình đang đổ mồ hôi đầm đìa.

5. Ánh mắt

Một kẻ nói dối sẽ cố gắng tránh nhìn vào mắt bạn, thậm chí nếu bạn thiết lập liên lạc bằng mắt với người đó thì họ sẽ nhìn chằm chằm bạn không chớp mắt hoặc chớp mắt nhanh hơn bình thường.

6. Thay đổi chủ đề

Mọi người đều cảm thấy dễ tổn thương và không thoải mái khi nói dối. Thậm chí với một kẻ nói dối kinh nghiệm dù mặt không biến sắc nhưng bên trong họ vẫn là sự hoảng loạn. Một kẻ nói dối chắc chắn sẽ cố gắng nhanh chóng thay đổi chủ đề và nhảy sang một chủ đề khác.

7. Gia tăng những cử chỉ tay trên khuôn mặt

Hãy quan sát bất kỳ cử chỉ nào của kẻ đáng ngờ trên khuôn mặt họ. Kẻ nói dối có xu hướng vuốt tóc họ, chạm vào mặt hay cổ, chà hoặc gãi mũi và che miệng thường xuyên hơn so với bình thường.

8. Quá phòng thủ

Khi bạn đối mặt với một kẻ nói dối, họ thường rất phòng thủ, từ chối trả lời bất cứ câu hỏi và thậm chí buộc tội bạn nói dối. Nếu kẻ bị nghi ngờ đáp lại câu hỏi của bạn với các cụm từ như "Tại sao bạn muốn biết điều đó?" hoặc "Điều đó không quan trọng bây giờ", họ chắc chắn đã đạt tới giới hạn của mình và sử dụng cách phòng thủ này để tấn công bạn.

9. Âm điệu và tốc độ

Khi một người nói dối, giọng của họ thường trở nên cao hơn vì dây thanh quản bị thắt chặt. Một kẻ nói dối có thể bắt đầu nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc với một giọng đều đều, nói lắp hoặc lắp bắp và mắc các lỗi phát âm.

10. Phân tích lời nói

Nói dối qua điện thoại hoặc bằng tin nhắn thì dễ dàng hơn nhiều vì ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể không bị phát hiện như khi nói chuyện trực tiếp. Ngoài ra, viết sẽ cho phép một kẻ nói dối có nhiều thời gian để lên kế hoạch các câu trả lời và củng cố chứng cứ ngoại phạm của mình. Hãy chú ý nếu cách nói chuyện hoặc giọng điệu của người đó không như thường ngày, nếu họ cố gắng nhanh chóng thay đổi chủ đề và sử dụng những cụm từ như "Thành thật mà nói..." hoặc "Những gì tôi nói thực sự có nghĩa là..."

Giờ thì bạn đã biết cách để bắt thóp kẻ nói dối mình rồi phải không?

Theo Brightside

Dịch: Ngọc Hà - Ohay TV

Chủ đề chính: #dấu_hiệu_nhận_biết

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn