10 giai đoạn đau đớn nhất trong cuộc đời
Đăng 8 năm trướcThăng trầm, lên voi xuống chó, nắng mưa lẫn lộn, hạnh phúc, đau đớn, ngày, đêm – đó là cách mà chúng ta định nghĩa cuộc đời: một chuỗi các sự kiện, thi thoảng đầy niềm vui nhưng đôi khi cũng đầy đau khổ. Ai cũng biết, đó chính là cuộc sống.
Bất kể bạn đang cảm thấy cuộc đời mình nhiều thử thách, khó khăn hay đau đớn đến mức nào thì chúng ta - ai cũng đều có một thứ gì đó nằm sâu bên trong con người mà ẩn chứa nguồn sức mạnh có thể được khai phá để vượt qua tất cả mọi chuyện – Alana Stewart.
Thăng trầm, lên voi xuống chó, nắng mưa lẫn lộn, hạnh phúc, đau đớn, ngày, đêm – đó là cách mà chúng ta định nghĩa cuộc đời: một chuỗi các sự kiện, thi thoảng đầy niềm vui nhưng đôi khi cũng đầy đau khổ. Ai cũng biết, đó chính là cuộc sống.
Những tình huống này sẽ không thể nào tránh khỏi và cách khôn ngoan đó là chuẩn bị tất cả mọi thứ thật sẵn sàng để đối mặt với chúng. Cụ thể, chuẩn bị ở đây nghĩa là chấp nhận, học hỏi và phát triển.
Dưới đây là 10 thứ "đau đớn" nhất trong đời và cách giúp bạn biến chúng trở thành chìa khóa mở cửa hạnh phúc.
1. Khủng hoảng tuổi trưởng thành và khủng hoảng tuổi trung niên
Khi đã có tuổi, chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi cả về vóc dáng lẫn tinh thần. Thế nên, sẽ có những thời điểm, ai cũng muốn biết câu trả lời về những thay đổi đã xảy ra. Đồng thời, khi đã qua tuổi “thanh niên” (khoảng 20 đến 30 tuổi), chúng ta cũng dần có những lựa chọn cho riêng mình về cách để hòa hợp với xã hội.
Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi này (khủng hoảng tuổi trưởng thành - quarter-life crisis) không hề dễ dàng với tất cả mọi người. Đa phần sẽ cảm thấy lẫn lộn, áp lực dẫn tới các tình huống như khủng hoảng hay thậm chí là tiềm ẩn những hành động tự hủy hoại bản thân rất nghiêm trọng.
Ngoài ra, “midlife crisis” hay còn được biết đến với tên gọi khủng hoảng tuổi trung niên – thường xảy ra từ tuổi 40 đến 50 cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Lúc này, mỗi người có xu hướng bị ám ảnh bởi cái chết của mình, họ cảm thấy cuộc sống vô vị, chán nản và muốn làm những điều khác thường để quên đi suy nghĩ rằng cuộc đời mình sắp phải “dừng lại”.
Hai cuộc khủng hoảng này không thể nào tránh được nên giải pháp duy nhất đó là học cách chấp nhận và dũng cảm đối mặt với chúng.
2. Tình yêu tan vỡ
Tình yêu đến rồi có thể sẽ đi. Và khi nó đi mà không có lời từ biệt thì đó là tình huống chia tay đau đớn nhất. Khi tất cả những cảm xúc mãnh liệt của tình yêu ngày nào bỗng biến thành một thứ ghê tởm, vô giá trị thì chẳng ai nghĩ rằng, họ có thể vượt qua được.
Vậy, sẽ làm gì sau khi tình yêu tan vỡ? Tương tự, chấp nhận chia tay vẫn là cách tốt nhất cho cả hai người, đồng thời, khiến tâm trí bận rộn với công việc và tin tưởng một ngày nào đó, bạn sẽ gặp được người phù hợp.
3. Bị bạn bè lừa dối
Giống như chia tay trong tình yêu, một tình bạn bị hủy hoại bởi niềm tin tan vỡ hay cảm thấy không còn gắn bó với nhau như trước nữa cũng là một trải nghiệm vô cùng đau đớn với nhiều người. Đặc biệt, khi chúng ta coi người bạn đó là tri kỷ, chỗ dựa tinh thần, là nơi để dốc bầu tâm sự.
Cuộc đời chúng ta sẽ phải gặp gỡ và chia tay với rất nhiều người. Họ đến và đi, thậm chí, chỉ bước qua cuộc đời chúng ta trong giây lát. Đừng sợ điều đó xảy ra, hãy buông bỏ và sẵn sàng chào đón những con người mới bước vào cuộc sống của bạn.
4. Thất bại
Thất bại có nhiều kiểu, nhiều cấp độ và chẳng có thất bại nào được xem là hạnh phúc cả: không đạt được mục tiêu, cảm thấy bản thân vô dụng, không nhận được lời khen, sự đãi ngộ như mong muốn, nghỉ việc, bị đuổi việc, nợ nần…
Tuy nhiên, thành công chỉ đến khi chúng ta sẵn sàng thất bại và trải qua nhiều thất bại.
5. Ly hôn
Khi đã tiến đến hôn nhân thì tình yêu không còn là yếu tố duy nhất để giữ gìn hạnh phúc nữa. Thêm vào đó, nó còn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía hai người, bao gồm cả chia sẻ, cảm thông, lắng nghe, thấu hiểu và hành động.
Một khi không tồn tại những điều này thì ly hôn là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể nào tiếp tục ràng buộc nhau vì làm như vậy sẽ càng khiến mỗi người cảm thấy mệt mỏi và vượt quá sức chịu đựng.
6. Thất nghiệp
Thất nghiệp là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều người: không tiền, nợ nần chồng chất, áp lực từ phía gia đình, con cái, chi phí sinh hoạt hàng ngày, từ bạn bè và rất nhiều những áp lực vô hình khác. Tồi tệ hơn, chúng ta sẽ bắt đầu hủy hoại bản thân mình bằng những suy nghĩ tiêu cực và bất mãn.
Tuy nhiên, thất nghiệp không hẳn đáng sợ như vậy nếu mỗi người kiên trì, tập trung hoàn thiện bản thân, rèn luyện các kỹ năng, tham gia khóa học và chủ động tìm kiếm cơ hội.
7. Già đi
Không ai muốn mình già đi cả, đặc biệt là phụ nữ. Già đi, nghĩa là những sợi tóc trắng bắt đầu xuất hiện, da nhăn nheo, cơ thể dần mất đi sự thon gọn, đầu óc kém minh mẫn, trí nhớ giảm sút, mối quan tâm cũng thay đổi và suy nghĩ cũng trở nên “già”.
Nhưng trớ trêu là ai rồi cũng già đi. Thế nên, lo lắng hay sợ hãi chẳng để làm gì cả. Thay vì như vậy thì hãy sống trọn với hiện tại, quan tâm nhiều hơn tới mọi người và nỗ lực hết mình để thực hiện điều bạn thích. Đừng để đến già, chính bạn sẽ phải hối tiếc vì những thứ chưa làm được.
8. Chấn thương, bệnh tật
Tai nạn, ốm đau, bệnh tật…, có thể xảy vì sự bất cẩn hoặc do chúng ta kém may mắn. Không ai có thể dự đoán trước được, ngoại trừ lời nhắc nhở bản thân phải chủ động tự bảo vệ chính mình.
9. Thiên tai
Dông bão, sóng thần, động đất, vòi rồng…. là vài trong số rất nhiều thứ tồi tệ nhất có thể xảy ra. Hậu quả mà chúng để lại cũng vô cùng lớn: mất người thân, nhà cửa, thậm chí là mất việc.
Thế nhưng, giống như bao thứ khác, mọi chuyện rồi sẽ ổn.
10. Người thân qua đời
Ai rồi cũng sẽ phải tạm biệt cuộc đời này để đến với một thế giới khác và chúng ta buộc phải chấp nhận. Mặc dù nỗi đau này khó có gì có thể bù đắp nổi nhưng nếu cứ mãi bị ám ảnh thì chúng ta chẳng thể nào giải thoát bản thân mình được.
Theo Lifehack