12 bước thiết lập mục tiêu cuộc đời mình
Đăng 4 năm trướcMục tiêu là gì?
Niềm tin là cái khởi đầu cho mọi thành công trong công việc và cuộc sống. Chúng ta cần có niềm tin để có thể đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống. Để bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong cuộc sống, mình lấy ví dụ: Bạn có thể hình dung việc mình đang xem một trận bóng đá. Và điều đặc biệt ở đây là trận bóng này hoàn toàn không có khung thành. Lúc này các cầu thủ trên sân chỉ có thể di chuyển, dắt bóng vòng vòng, thậm chí có thể có những pha phối hợp đẹp mắt, nhưng chúng ta thấy chắc một điều rằng, kết thúc trận đấu không có đội nào giành chiến thắng, đơn giản vì khi không có khung thành, các cầu thủ không biết mình phải đá trái bóng vào đâu.
Mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta chính là cái dẫn đường, kim chỉ nam nhằm giúp chúng ta chinh phục những thử thách. Cũng ví dụ nêu trên, nếu chúng ta đặt vào sân bóng hai khung thành, thì mọi chuyện trái ngược hoàn toàn vì tất cả các cầu thủ trên sân đều biết mình phải làm gì, phải nỗ lực hết sức mình đưa bóng vào khung thành của đối phương. Bởi đấy chính là mục tiêu của họ.
Vậy thế nào là mục tiêu đúng? Cách đặt mục tiêu như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin giới thiệu các bạn 12 bước để thiết lập mục tiêu của cuộc đời mình.
Bước 1: Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn
Hãy bắt đầu bằng cách lý tưởng hóa nó. Chỉ cần tưởng tượng rằng, không có bất kỳ hạn chế nào trong việc bạn có khả năng làm gì, đạt được điều gì và trở nên ra sao trong tương lai. Hyax tưởng tượng rằng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, bạn bè và những mối quan hệ, đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành bất cứ mục tiêu nào mà bạn đề ra.
1. Thu nhập: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm sau và ba năm tới?
2. Gia đình: Bạn muốn xây dựng lối sống như thế nào cho bản thân và cho gia đình?
3. Sức khỏe: Sức khỏe của bạn sẽ trở nên ra sao nếu tất cả mọi thứ đều trở nên hoàn hảo?
4. Tài sản: Bạn muốn để dành và tiết kiệm bao nhiêu trong quá trình làm việc của mình?
Phương pháp ba mục tiêu: Ngay bây giờ, trong vòng 30 giây, bạn hãy liệt kê ra giấy ba mục tiêu quan trọng nhất của cuộc đời mình.
Bước 2: Viết chúng ra
Những mục tiêu của bạn cần được viết ra trên giấy. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và đo lường được.
Chỉ có khoảng 3% người trưởng thành viết ra mục tiêu của mình và những người còn lại đều làm việc cho họ đấy.
Bước 3: Xác lập thời hạn ( deadline)
Tiềm thức của bạn luôn coi "thời hạn deadline" như một cơ chế ép buộc điều khiển bạn một cách vô thức hay có chủ ý giúp bạn đạt được mục tiêu của mình đúng thời hạn. Nếu mục tiêu của bạn đủ lớn, hãy chia nhỏ chúng ra thành những thời hạn khác nhau. Nếu bạn mong muốn có khả năng độc lập về tài chính, hãy thiết lập những mục tiêu 10 năm hay 20 năm cho bản thân và sau đó chia nhỏ chúng ra từng năm. Như vậy bạn có thể biết được mình có thể tiết kiệm và đầu tư ra sao cho mỗi năm.
Bước 4: Xác định những trở ngại mà bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình
Nguyên lý của sự ràng buộc: Luôn luôn tồn tại một yếu tố hạn chế hay sự ràng buộc nhất định mà sẽ quyết định tốc độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn?
Sự ràng buộc hoạt động theo quy luật 80/20. Nghĩa là 80% nguyên nhân cản đường bạn đến từ bên trong bản thân, chính là sự thiếu thốn kỹ năng, kiến thức hay chất lượng. Chỉ có 20% nguyên nhân còn lại là do tác động từ bên ngoài. Hãy luôn bắt đầu chính mình.
Bước 5: Xác định những kiến thức, thông tin và kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình
Kĩ năng nào mà nếu như bạn phát triển và thực hiện được nó hoàn toàn xuất sắc sẽ ảnh hưởng một cách tích cực sâu sắc đến cuộc đời bạn?
Kĩ năng nào mà khi bạn phát triển và thực hiện nó một cách nhất quán, theo một phong cách xuất sắc, sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu quan trọng nhất của mình tốt nhất? Dù cho là kĩ năng gì, cứ viết ra, lập kế hoạch và phát triển nó mỗi ngày.
Bước 6: Xác định những người sẽ giúp đỡ bạn và những mối quan hệ hợp tác cần có để đạt được mục tiêu của mình
Bây giờ, hãy lên một danh sách những người có liên quan hoặc sẽ làm việc cùng để đạt được mục tiêu trong cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình bạn, đó là sự hỗ trợ và hợp tác mà bạn sẽ rất cần. Hãy làm một " người cho đi" hơn là một kẻ "chỉ biết nhận".
Để có được mục tiêu lớn, bạn nhất thiết sẽ cần sự giúp đỡ của rất nhiều người. Những người thành công là những người biết xây dựng và thiết lập một mỗi quan hệ rộng lớn với những người mà họ có thể giúp đỡ và có thể giúp đỡ lại họ.
Bước 7: Liệt kê một danh sách tất cả những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình
Liệt kê tất cả những gì bạn nghĩ rằng cần thiết để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Khi bạn nghĩ ra một điều gì mới, cứ cho chúng thêm vào cho đến khi hoàn thành danh sách.
Khi bạn đã làm được một danh sách tất cả những điều mình cần làm để đạt được mục tiêu, bạn sẽ thấy rằng mục tiêu càng ngày càng dễ đạt được. " Một chuyến du hành ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi nhỏ". Bạn có thể xây dựng một bức tường thành cao nhất thế giới bằng những viên gạch nhỏ.
Bước 8: Biến danh sách của bạn thành một kế hoạch
Bạn có thể làm điều này bằng cách sắp xếp các bước trong danh sách của mình theo trình tự và ưu tiên.
Trình tự- Điều gì bạn cần làm trước khi thực hiện một việc khác và theo một trình tự như thế nào?
Ưu tiên- Điều gì quan trọng nhất và kém quan trọng nhất?
Bước 9: Xây dựng kế hoạch
Lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng.
Lập kế hoạch mỗi tháng vào đầu mỗi tháng.
Lập kế hoạch tuần vào cuối tuần trước đó.
Lập kế hoạch ngày vào tối ngày hôm trước.
Bước 10: Hãy chọn ra một nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng vào mỗi ngày
Thiết lập ưu tiên trong danh sách của bạn theo nguyên tắc 80/20.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: " Nếu tôi chỉ có thể thực hiện một việc trong danh sách này thì việc nào là quan trọng nhất? ". Dù câu trả lời là thế nào thì hãy ghi số 1 vào bên cạnh.
Sau đó lại tự hỏi tiếp: "Nếu tôi có thể làm thêm một nhiệm vụ khác trong danh sách này, điều nào sẽ đáng giá thời gian mà tôi bỏ ra?" và ghi số 2 bên cạnh.
...
Chú ý và tập trung là chìa khóa dẫn đến thành công.
Bước 11: Tập thói quen tự giác kỷ luật
Một khi đã xác định được nhiệm vụ quan trọng nhất, bạn cần phải tìm ra biện pháp để tập trung toàn tâm cho đến khi nhiệm vụ đó được hoàn thành 100%.
Tự xử lý là một trong những kĩ thuật quản lý hiệu quả, mạnh mẽ của mọi thười đại. Nghix là khi bạn bắt đàu thực hiện nhiệm vụ, bạn có thể vượt qua mọi sự sao nhãng và tập trung vào nó cho đến khi hoàn thành. Một khi đã hình thành được thói quen hoàn thành mọi nhiệm vụ, bạn sẽ có được gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp năm lần người khác làm.
Bước 12: Thực hiện trực quan hóa những mục tiêu của bạn
Hãy vẽ nên những bức tranh cụ thể, sống động, thú vị và đầy cảm xúc mục tiêu của mình nếu chúng có tồn tại trên thực tế. Nếu là chiếc xe hơi, hãy tưởng tượng bạn đang lái nó. Nếu là một kỳ nghỉ, hãy nghĩ xem bạn tận hưởng như thế nào? Trong quá trình trực quan hóa, hãy dành ra ít phút để tạo nên những cảm xúc mà bạn có thể có được khi đạt được mục tiêu của mình. Sự trực quan hóa có lẽ là một phương pháp có sẵn mạnh mẽ nhất giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn bạn tưởng. Khi bạn kết hợp những mục tiêu rõ ràng với sự trực quan hóa và cảm xúc hóa, bạn sẽ kích hoạt được siêu tiềm thức của mình. Nó sẽ kích hoạt Luật hấp dẫn giúp bạn thu hút những con người, hoàn cành, ý tưởng hay nguồn lực giúp đỡ bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn.
Chúc các bạn thành công !!!