Duy Hữu

20 phát minh nổi tiếng của người Trung Hoa cổ đại (Phần 1)

Đăng 9 năm trước

Từ lâu người Trung Hoa đã nổi tiếng với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên. Những phát minh vĩ đại của họ không chỉ làm thay đổi cuộc

Từ lâu người Trung Hoa đã nổi tiếng với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên. Những phát minh vĩ đại của họ không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Dưới đây là danh sách 20 phát minh của người Trung Hoa cổ đại, một số trong đó có thể sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.

1. Kĩ thuật làm giấy (năm 105)

Mô tả hình ảnh

(Ảnh: wiki.cdstm.cn)

Việc phát minh ra giấy có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Cách làm giấy đã tồn tại ở Trung Quốc từ năm 105 SCN, tuy nhiên, Thái Luân – một thái giám (50 – 121) đã cải tiến cách làm giấy dựa trên kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán. Ông sử dụng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu vật phẩm này. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy tước hầu Thái”. Sau đó kỹ thuật làm giấy cao cấp của ông đã truyền rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra toàn thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

2. Kỹ thuật ấn loát hoạt tự (960 – 1279)

Mô tả hình ảnh

(Ảnh: Chinawhisper)

In khắc gỗ là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi vào triều đại nhà Đường. Tuy nhiên, kỹ thuật in ấn này rất tốn kém và mất khá nhiều thời gian. Đến thời nhà Tống (960 – 1279), Tất Thăng, một nghệ nhân (990–1051) đã sáng chế ra chữ rời (hoạt tự), khiến việc in ấn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đầu tiên ông khắc từng chữ một lên đất sét, rồi đem nung cứng trên lửa. Những mảnh hoạt tự có khắc chữ này sau đó sẽ được gắn lên một tấm bảng sắt để tạo thành một văn bản. Sau đó tấm bảng này sẽ được tháo rời để lấy các ký tự đất sét ra dùng lại.

Mô tả hình ảnh

In khắc gỗ, hay còn gọi là ấn loát điêu bản. (Ảnh: Chinawhisper)

Mô tả hình ảnh

Hoạt tự. (Ảnh: Chinawhisper)

Đầu tiên kỹ thuật in ấn này được truyền đến Triều Tiên, Nhật Bản, rồi thông qua người Mông Cổ truyền sang các nước phương Tây. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát hoạt tự đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước trên thế giới, do đó có thể coi đây là một cống hiến to lớn của Trung Quốc đối với thế giới.

3. Thuốc súng (năm 1.000)

Mô tả hình ảnh

Tên lửa Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)

Khi các đạo sĩ luyện đan thử pha chế một liều thuốc trường sinh thông qua việc hòa trộn các nhân tố lưu huỳnh, than củi, và diêm tiêu, họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng. Hỗn hợp ba chất này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta còn gọi hỗn hợp này là “hoả dược”. Người ta cho rằng thuốc súng đã truyền sang Châu Âu vào thời kỳ mở rộng của đế chế Mông Cổ trong giai đoạn 1.200-1.300 SCN. Nhưng vào thời điểm đó, thuốc súng chủ yếu được sử dụng để sản xuất pháo bông phục vụ cho lễ hội trong cung đình.

4. La bàn (năm 1.100)

Mô tả hình ảnh

La bàn Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Chinawhisper)

La bàn là một công cụ dùng để xác định phương hướng. La bàn được người Trung Quốc phát minh trong khoảng giai đoạn từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN. La bàn được ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực Phong Thủy. Đến năm 1.000 SCN, các la bàn hàng hải đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu Trung Quốc để xác định phương hướng. Thương nhân Ả Rập khi sang Trung Quốc trao đổi buôn bán có thể đã học được cách chế tạo và sử dụng la bàn, rồi sau đó truyền sang các nước phương Tây.

5. Rượu (khoảng 2.000 năm TCN – 1.600 năm TCN)

Mô tả hình ảnh

Các cư dân của bán đảo Ả Rập được cho là những người ủ rượu đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2013, một mảnh gốm có niên đại 9.000 năm tuổi đã được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho thấy sự xuất hiện của rượu sớm hơn 1.000 năm so với dự đoán. Vào thời đó rượu thường được sử dụng như một vật phầm cúng tế Trời Đất hay tổ tiên vào thời Trung Hoa cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy bia với hàm lượng cồn từ 4-5% đã được tiêu thụ rộng rãi vào thời đó và thậm chí còn được nhắc đến trong các văn tự khắc trên mảnh xương tiên tri từ triều đại nhà Thương (1.600 TCN-1.046 TCN).

6. Đồng hồ cơ khí (năm 725)

Mô tả hình ảnh

Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên được chế tạo bởi nhà sư Nhất Hạnh vào năm 725. Nó vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất trọn vẹn một vòng quay trong 24 giờ. Hàng trăm năm sau đó, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, khoảng 200 năm trước khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.

7. Sản xuất trà (năm 2.737 TCN)

Mô tả hình ảnh

Theo thần thoại, trà được phát hiện lần đầu tiên bởi Thần Nông – ông tổ của ngành nông nghiệp Trung Quốc vào khoảng năm 2.737 TCN. Vào thời nhà Đường (618-907) trà đã trở thành một thức uống phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Cuốn “Trà Kinh” được viết bởi Lục Vũ vào triều đại nhà Đường đã giải thích các phương pháp pha trà, thưởng trà cũng như chi tiết về các loại trà khác nhau. Cuốn sách này được coi là tư liệu chuyên khảo đầu tiên trên thế giới về trà. Và cây trà lớn nhất và cổ nhất trên thế giới tọa lạc ở Lâm Thương, Trung Quốc, với niên đại khoảng 3.200 năm tuổi. Ở đất nước này, trà được coi là “quốc ẩm”, nó không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông, mà quan trọng hơn nó còn thể hiện một nét văn hóa dân tộc.

8. Tơ lụa (khoảng 6.000 năm trước)

Mô tả hình ảnh

Tơ lụa là một trong những loại sợi lâu đời nhất và được xuất xứ từ Trung Quốc từ 6.000 năm trước đây. Bằng chứng sớm nhất của tơ lụa đã được phát hiện tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều ở Huyện Hiến, Trung Quốc – nơi phát hiện được một cái vỏ kén tằm bị cắt đôi, có niên đại khoảng 4.000 đến 3.000 năm TCN. Thời kỳ đầu tơ lụa chỉ dành riêng cho vua chúa và các tầng lớp quý tộc, sau đó nó mới dần dần được các tầng lớp xã hội khác nhau ở Trung Quốc sử dụng và lan rộng đến các vùng khác của châu Á. Vào thời cổ đại, tơ lụa từng là một thứ hàng hóa vô cùng quan trọng của Trung Quốc. Và trong nhiều thế kỷ các thương nhân đã vận chuyển loại vật phẩm quý giá này sang phương Tây, từ đó hình thành nên “con đường tơ lụa” nổi tiếng.

9. Ô dù (1.700 năm trước)

Mô tả hình ảnh

Việc phát minh ra ô dù có thể được truy nguồn về quá khứ 3.500 năm trước đây tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Lỗ Bản – một người thợ mộc đã chế tạo ra chiếc dù sau khi nhìn thấy những đứa trẻ lấy lá sen để che mưa. Chiếc dù do ông chế tạo có một cái khung mềm dẻo và được phủ lên trên bằng một tấm vải.

11. Thuật châm cứu (2.300 năm trước)

Mô tả hình ảnh

Căn cứ theo cuốn “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp trị liệu ở đất nước này từ rất lâu, thậm chí trước khi được ghi chép trong sách vở. Ngoài ra, khá nhiều loại kim châm cứu đã được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương – Lưu Thắng; ông mất vào khoảng 200 năm TCN. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy châm cứu đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước. Đến thế kỉ 16, châm cứu bắt đầu được truyền bá rộng rãi sang châu Âu. Sau năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, châm cứu được phát triển nhanh chóng. Có thể thấy mặc dù đã ra đời cách đây khá lâu nhưng cho đến ngày nay thuật châm cứu Trung Quốc vẫn không hề mất đi giá trị, thậm chí còn ngày càng được mọi người trên thế giới tin dùng.

Còn tiếp

Tác giả: Peter Wang/ChinaWhisper

Dịch: Tinh Hoa.net

Chủ đề chính: #phát_minh_nổi_tiếng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn