99SimpleLife Đây là nơi mình chia sẻ kiến thức giúp bạn đạt được tự do tài chính và phát triến bản thân mỗi ngày. "Cho đi cũng là cách để mình học". Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp bạn trở nên tốt hơn một chút xíu, một chút xíu mỗi ngày ^_^! Các bạn cũng có thể ghé thăm blog cá nhân của mình tại đây nhé: https://www.99simplelife.com.
Blogger tại 99SimpleLife

6 Bước giúp bạn thiết lập một THÓI QUEN TỐT!

Đăng 4 năm trước
6 Bước giúp bạn thiết lập một THÓI QUEN TỐT!


Bạn có biết, theo thống kê của một bài báo Business Insider, đa số hơn 80% người giàu thường lập kế hoạch công việc cần làm hằng ngày. 

50% các triệu phú tự thân dậy sớm 3 tiếng trước khi họ đi làm.

80% người giàu đọc sách 30 phút mỗi ngày. Hay việc mỗi ngày gặp gỡ một người mới.

Dành 15-30 phút thiền định mỗi ngày.

Tất tần tật những thói quen đó đều là thói quen của những người thành công

Vậy thói quen là gì? Tại sao bạn nên thiết lập càng nhiều thói quen tốt nhất có thể?

1. Vòng tròn giới hạn

Những gì mà bạn đang làm hằng ngày, tất cả là kết quả của những lựa chọn.

Bạn chỉ có thể bớt lựa chọn này. Hoặc là thêm vào lựa chọn khác. Bạn muốn có thu nhập cao? Bạn phải chấp nhận hy sinh chút ít thời gian bên bạn bè để dành cho việc học.

Bạn muốn khỏe mạnh? Bạn phải từ bỏ những thói quen ăn uống vô tội vạ và bắt đầu thiết lập cho mình thói quen dậy sớm tập thể dục mỗi buổi sáng. Bạn chỉ có thể bỏ bớt cái A, thêm vào cái B. Chứ không có chuyện bạn có thể lấy cả cái A và cái B.

Hãy tưởng tưởng việc bạn thiết lập thói quen giống như việc bạn đi siêu thị. Bạn chỉ có thể bỏ vừa đủ vào chiếc giỏ đó. Nếu bạn muốn thêm một món đồ mới, bạn phải chấp nhận bỏ bớt những món đồ trong giỏ của bạn.

Những việc bạn làm hằng ngày, tất tần tất đều là kết quả của những thói quen. Có thể là thói quen tốt: đọc sách, tập thể dục, dậy sớm, thiền....Cũng có thể là thói quen xấu: hút thuốc, ngủ nướng, thức khuya....

Có người sẽ có rất nhiều thói quen tốt. Có người lại có rất nhiều thói quen xấu. Nếu bạn muốn cuộc đời của bạn tốt đẹp hơn, bạn phải chuyển dịch cuộc sống của bạn theo hướng tốt hơn. Bằng cách từ bỏ dần dần các thói quen xấu. Thay vào đó là các thói quen tốt.

Và tất nhiên là sẽ không có chuyện bạn muốn được CẢ HAI. Được cái này, sẽ phải mất hoặc giảm bớt cái kia.

Làm sao thiết lập thói quen tốt?

Trong cuốn sách “Power of Habits” (Dịch – “Sức mạnh của thói quen”), tác giả Charles Duhigg có đề cập một công thức để thiết lập thói quen.

Đó là: Gợi ý + Hành động + Phần thưởng = Thói quen

- Gợi ý: Chính là các yếu tố bên ngoài tác động đến bạn

- Hành động: Các hành động xảy ra khi những gợi ý xuất hiện

- Phần thưởng: Có thể là kết quả do hành động tạo ra hoặc chính bạn tạo ra.

Lấy ví dụ như:

Bạn là người đam mê viết lách. 

Bạn định ngày mai thức dậy lúc 5h sáng để có thời gian thỏa sức với đam mê. Tối hôm đó bạn đặt báo thức cho mình. 

Sáng hôm sau, báo thức reo, bạn bật dậy và làm việc.

Vậy, phân tích theo công thức trên:

- Gợi ý: Báo thức reo (yếu tố bên ngoài tác động vào)

- Hành động: Bạn tắt báo thức và bật dậy khỏi giường, bắt đầu làm việc

- Phần thưởng: Thỏa mãn đam mê của mình. 

Về cơ bản thì một thói quen phải thỏa mãn 3 yếu tố đó.

Sai lầm của nhiều người khi thiết lập thói quen mới:

#1. Không tạo ra phần thưởng cho chính mình

Sức mạnh của phần thưởng chính là động lực giúp bạn duy trì thói quen. Những người thất bại khi thiết lập thói quen tốt thường đa phần bỏ qua khâu quan trọng này.

Đã bao lâu rồi bạn chưa ăn mừng thành công của mình? Thành công là một quá trình lâu dài. Sẽ ra sao nếu bạn không tận hưởng được quá trình đó.

Làm sao bạn có thể cảm thấy vui vẻ khi làm việc mỗi ngày?

Nếu bạn không biết tự hài lòng với chính nỗ lực của mình, bạn sẽ không thể nào tận hưởng được cái cảm giác CHIẾN THẮNG BẢN THÂN đâu!

Bạn thực dậy sớm hơn mỗi ngày? Hãy hài lòng vì điều đó. Bởi bạn đã chiến thắng những con người còn đang mãi mê ngủ. Bạn đã chiến thắng con quỷ lười biếng trong bạn.

Đôi khi phần thưởng chỉ là một sự biết ơn và hài long thôi cũng là đủ rồi. Hãy sống chậm lại, đừng bước vội quá bạn nhé!

#2. Mục tiêu quá lớn

Bạn muốn dậy sớm? Từ một người thượng dậy muốn lúc 7h. “Bùm 1 phát”, bạn đặt báo thức lúc 4h sáng.

Dậy được không? Được chứ! 

Bao lâu? Vài ngày. Việc tham lam quá đặt mục tiêu quá lớn là biểu hiện của những người thích “mì ăn liền”. Bạn muốn nhảy sào 2m? Nhảy qua 1m trước cái đã.

#3. Quá tham lam

Có rất nhiều người, khi mới thiết lập thói quen mới, thường tham lam đặt quá nhiều mục tiêu.

Bạn có ngộp không khi mà trong ngày cần phải giải quyết hơn 10 mục tiêu?

Có thể vài ngày đầu bạn có vẻ OK! Nhưng bảo đảm chắc chắn bạn sẽ mau bỏ cuộc.

Đơn giản bởi  vì nó quá sức chịu đựng đối với bạn. Cái bạn cần là sự duy trì ngày qua ngày. Không phải là hiệu suất trong ngắn hạn.

Một người làm ít, nhưng có thể đạt hiệu suất cao hơn với người làm nhiều, nhưng ít hiệu quả.

Như vậy, để thiết lập thói quen mới một cách hiệu quả, bạn cần:

#1. Một động lực đủ lớn

Mỗi việc chúng ta làm, hẳn đều có lý do gì đó. Đã bao lần bạn từng có ý định làm một việc gì đó mà trước đây chưa từng làm chưa? Nó điều có lý do cả.

Bạn có biết là.

Ở châu Phi, một con linh dương khi thức dậy vào buổi sáng, nó phải tìm cách chạy thật nhanh. Bởi nếu không, nó sẽ bị con sư tử ăn thịt nó. 

Và con sư tử, nó cũng phải cố gắng chạy thât nhanh. Nhanh hơn cả con linh dương, bởi nếu chạy chậm, nó sẽ bị đói.

Và bạn cũng vậy, mỗi buổi sáng thức dậy, bạn cũng nên chạy thật nhanh! 

Hãy tìm cho mình một mục tiêu để theo đuổi. Hãy biến nó thành động lực để thúc đẩy bạn hành động.

Một động lực đủ lớn sẽ là một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn để ta vượt qua giới hạn của bạn thân.

Tóm lại: Nếu bạn muốn tạo một thói quen nào đó, hãy cho mình một lý do!

#2. Hành động nhỏ khi mới bắt đầu

Mặc dù đây chỉ là những hành động nhỏ mỗi ngày:

Đọc 1 trang sách.

5 – 10 phút học tiếng anh

Nói chuyện với một người lạ

Học một điều gì đó mới mẻ

 …….

Nhưng bạn có biết không, theo thời gian những việc tưởng chừng nhỏ nhặt ấy nếu được tích lũy đều đặn mỗi ngày.

Mỗi ngày và mỗi ngày, nó sẽ dần lớn lên như một hòn tuyết lăn.

Khi nó đã lớn manh, sức mạnh của nó có thể càn quét bất cứ thứ gì mà nó đi qua.

Ngày hôm nay bạn đọc 1 trang sách.

Ngay mai bạn đọc 2 trang.  Rồi tiếp tục ngày sau nữa là 3 trang, 4 trang. Tới một lúc nào đó, bạn có thể đọc nhiều hơn bạn tưởng tượng mà không cần phải nỗ lực. Nó giống như việc bạn đánh răng, ăn uống hằng ngày vậy.

Đầu tiên tôi chỉ là một ý nghĩ trong đầu bạn. Sau đó tôi trở thành một hành động nhỏ của bạn. Theo thời gian tôi trở thành một thói quen của bạn. Và giờ tôi đã thống trị con nguời bạn. 

#3. Sẽ có nhiều lần thất bại.

Bạn hôm nay thức dậy muộn?

Bạn hôm nay bỏ lỡ một ngày chạy bộ?

Đừng tự trách mình.

Hãy thiết lập lại. Không ai hoàn hảo ngay lúc bắt đầu.

Bạn có biết là thói quen cần phải có sự điều chỉnh rất nhiều trước khi đi vào một khuôn khổ nhất định!

Không quan trọng hành trình bạn đi. Bạn có về đến đích hay không, đó mới là điều thực sự quan trọng.

Sau mỗi lần vấp ngã, bạn lại đứng dậy. Quan trọng là sau mỗi lần đứng dậy, bạn càng kiên cường hơn, bản lĩnh hơn.

Hãy nhớ:

“Thất bại chính là quy luật của sự trưởng thành”. 

Nếu trên hành trình bạn đi, nếu có phạm sai lầm thì cũng đừng hoảng. Lấy đó làm kinh nghiệm, từ từ tiến về phía trước.

“Không cần nhanh, miễn là bạn đừng dừng lại”

#4. Hãy để động lực thúc ép bạn.

Không có khát khao, không có hành động. 

Không có hành động. tức là không có gì cả.

Sai lầm của nhiều người: Ép buộc bản thân theo một khuôn khổ do người khác đề ra.

Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng nếu sống theo quan điểm của người khác.

Chúng ta không biết rằng: ‘Chúng ta càng không làm hài lòng ta, chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc”.

Tất nhiên, những thứ được xây dựng trên quy tắc đó, sẽ không kéo dài được lâu.

Nếu bạn thức sớm ,chỉ vì người khác bảo bạn nên như vậy, có lẽ bạn sẽ không duy trì được lâu. Có thể bạn có thể tự giác, kỉ luật mình được một vài hôm. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ không trụ được lâu.

#5. Lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong một thời gian dài.

Nếu bất cứ một thói quen nào thỏa mãn 4 điều kiện trên, thì điều cuối cùng sẽ rất dễ dàng đối với bạn.

Nếu bạn có động lực, bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Mà năng lượng càng nhiều, chỉ số hành động càng cao. 

 Người hành động nhiều, sẽ gặt hái được nhiều kết quả. 

Đó là điều hiển nhiên. 

Một công việc dễ làm. Bắt đầu nhỏ. Nó không tốn quá nhiều công sức. 

Thêm vào đó là sự thôi thúc trong con người bạn.  

Tất cả những điều đó hòa lại làm một, bạn có thể dễ dàng lặp đi lặp lại nó mỗi ngày.

#6. Một phần thưởng cho bạn.

Một phần thưởng nho nhỏ: một cốc café, một bộ phim… bất cứ thứ gì bạn có thể làm. Hoặc đôi khi chỉ là sự cám ơn cho chính bản thân mình. Cám ơn vì những điều bạn đang làm hôm nay. Chỉ vậy thôi.

Đường đi còn rất dài, đôi lúc bạn cần dừng lại để nghỉ ngơi. 

TỔNG KẾT

Thiết lập thói quen mới là một việc không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải nỗ lực. Bạn có dám từ bỏ chiếc giường thân yêu của bạn vào lúc 5h sáng mỗi ngày? Bạn có dám từ bỏ những cám dỗ về đêm khuya để mà ngủ sớm hơn? Bạn có dám từ bỏ những khoản tiền cho tiệc tùng, đi chơi với bạn bè để mua một vài quyển sách?

Đọc đến đây, nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời cho mình, không sao cả! Bạn cần nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về chính bản thân mình. Chỉ khi bạn thực sự hiểu bản thân mình. Chỉ khi bạn thực sự hiểu đâu là điều có ý nghĩa nhất đối với bạn trong cuộc đời ngắn ngủi này. Bạn sẽ biết bạn cần phải làm gì và bắt đầu từ đâu.

Chúc bạn sớm xây dựng cho mình thật nhiều thói quen tốt, bạn nhé!

Đọc bài viết khác của 99SimpleLife:

 

 

Chủ đề chính: #cách_thiết_lập_thói_quen

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn