Woody Übermensch Mình thích thì mình viết thôi

7 đặc điểm giống nhau giữa một tổ chức khủng bố và một doanh nghiệp

Đăng 8 năm trước

Cuộc sống của một tên khủng bố có vẻ đơn giản, chỉ cần nuôi râu thật dài, la hét các khẩu hiệu thù địch và giết người vô tội. Sai rồi. Nó phức tạp hơn bạn nghĩ!

Nhìn bề ngoài, cuộc sống của một tên khủng bố có vẻ đơn giản. Bạn chỉ cần nuôi râu cho thật dài, la hét các khẩu hiệu thù địch và giết hàng loạt người vô tội. Dễ dàng phải không? Sai rồi! Cuộc sống của một tên khủng bố phức tạp hơn bạn tưởng. Trong một cách kỳ lạ, một tổ chức khủng bố như ISIS hoặc al-Qaeda lại có rất nhiều điểm tương đồng với một doanh nghiệp kinh doanh bình thường.

1.Thương hiệu rất quan trọng:

Thương hiệu


Giả sử bạn đang muốn thành lập một tổ chức khủng bố. Bạn có một mục tiêu điên rồ trong tâm trí, một kho vũ khí bất hợp pháp và một khao khát để giết những kẻ ngoại đạo. Tất cả bạn cần bây giờ là tân binh. Vì vậy, chỉ cần tìm một số người khác với lý tưởng tương tự và thuyết phục họ cầm vũ khí, phải không?

Không đơn giản như vậy! Ngay cả một kẻ khủng bố tiềm năng cũng có suy nghĩ như một người tìm việc. Hầu hết chúng ta đều không muốn xin vào làm việc cho một công ty mà không có nhận diện thương hiệu rõ ràng. Giống như các ứng cử viên xin việc bị thu hút bởi những doanh nghiệp lớn, những tên khủng bố cũng bị thu hút bởi những tổ chức khủng bố có tên tuổi. Các tổ chức như al-Qaeda và ISIS đều chi một số lượng lớn ngân sách để cố gắng xây dựng thương hiệu của họ, nhờ đó họ dễ dàng tuyển dụng được nhiều thành viên mới và thu hút thêm nguồn đầu tư. Trong khi đó các tổ chức khủng bố nhỏ lại khá chật vật khi xây dựng lực lượng của mình.

2.Vấn đề tuyển dụng:

Tuyển dụng khủng bố

Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cố gắng gia nhập al-Qaeda? Hầu hết mọi người sẽ cho rằng chúng ta sẽ được đưa tới một vùng rừng núi hẻo lánh và được giao một khẩu súng. Thực tế không phải như vậy. Khi lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đột nhập vào doanh trại của Osama Bin Laden vào năm 2011, họ đã phát hiện ra một thứ hoàn toàn bất ngờ: các hồ sơ tuyển dụng.

Rõ ràng, kỹ năng viết CV là rất cần thiết để gia nhập phong trào thánh chiến. Cùng với các câu hỏi về giáo dục và đào tạo vũ khí, các vị tử vì đạo tiềm năng đã được yêu cầu điền vào các mục chi tiết về sở thích của họ và trả lời các câu hỏi liên quan đến mục tiêu phát triển cá nhân (có lẽ, “giết rất nhiều người" là câu trả lời chấp nhận được). Về cơ bản, đó là quá trình tương tự khi bạn xin việc ở bất kỳ công ty nào.

3.Tranh giành đầu tư:

đầu tư IS

Một trong những khía cạnh mệt mỏi nhất khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp là việc huy động vốn. Bạn phải tìm mội cách để thuyết phục các quỹ đầu tư mạo hiểm tin vào ý tưởng kinh doanh cũng như doanh nghiệp của bạn. Bọn khủng bố cũng hiểu rõ nỗi đau này của bạn. Nhiều tổ chức khủng bố phải liên tục tìm kiếm nguồn tài chính từ những nhà đầu tư giàu có. Khả năng thu hút sự ủng hộ tài chính quyết định sự thành bại của một tổ chức khủng bố không khác gì so với một công ty khởi nghiệp.

4.Trách nhiệm xã hội:

biến đổi khí hậu

Trách nhiệm xã hội là cách mà các doanh nghiệp lớn nói với mọi người là “chúng tôi quan tâm đến xã hội”. Bằng cách quan tâm đến biến đổi khí hậu và lượng khí CO2, bằng cách tổ chức các hoạt động từ thiên, các công ty đa quốc gia chứng tỏ họ quan tâm đến thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng kỳ lạ thay, những hoạt động tương tự cũng được thực hiện bởi các nhóm khủng bố. Một lá thư được viết bởi Atiyah Abd al Rahman, một thành viên cấp cao của al-Qaeda bị giết bởi một bay không người lái của Mỹ vào năm 2011, kêu gọi các nhà lãnh đạo al-Queda nói với các chiến binh của họ không chặt cây trên quy mô lớn mà không trồng cây mới. "Tôi chắc chắn rằng bạn nhận thức được rằng sự thay đổi khí hậu đang gây ra hạn hán ở một số khu vực và lũ lụt ở những nơi khác”, bức thư viết. Một tài liệu khác mang tên "Thư về những tác động của biến đổi khí hậu" thì lại kêu gọi người Hồi giáo tham gia công tác cứu trợ và chuẩn bị trước cho thiên tai trong tương lai.

5.Truyền thông xã hội:

truyền thông xã hội của các lực lượng khủng bố

Trong thời đại này, nếu muốn kinh doanh bạn không thể không quan tâm đến social media marketing. Quảng bá thương hiệu trên Facebook, tương tác với khách hàng trên Twitter, đăng ảnh sản phẩm lên Instagram… đều là những hoạt động phổ biến của tất cả mọi doanh nghiệp, chứ không riêng gì các doanh nghiệp thương mại điện tử.

ISIS cũng say mê với các phương tiện truyền thông xã hội và sử dụng như một công cụ tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn của họ. Tổ chức này có một nhóm người dành cả ngày để ngồi trên Facebook, Twitter… post những hình ảnh của các chiến binh thánh chiến ngồi nghỉ ngơi hay thậm chí tạo dáng với mèo sau một ngày diệt chủng mệt nhọc.

6.Các khóa đào tạo:

đào tạo khủng bố

Nhiều công ty tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho nhân viên của họ nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Các tổ chức khủng bố cũng làm y như vậy, họ trả tiền để gửi các thành viên của mình tới các trại huấn luyện. Ở dây, những tên khủng bố được học tập về cách chế tạo bom, sử dụng súng bắn tỉa hoặc cướp máy bay.

7.Thuê ngoài:

Thuê ngoài

“Thuê ngoài” là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp ngày nay. Nếu một doanh nghiệp nào đó cần thực hiện một công việc trong ngắn hạn (ví dụ thiết kế website công ty) mà không có nhân viên nào có khả năng thực hiện được, tại sao không đơn giản là thuê những người có chuyên môn để thực hiện thay bạn? Đối với một số kẻ khủng bố không đủ khả năng để tự thực hiện cuộc tấn công của riêng mình, thì thuê ngoài là một phương pháp phổ biến. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1972, Tổ chức Giải phóng Palestine đã từng thuê lực lượng Red Army Nhật Bản tấn công sân bay Lod ở Israel khiến cho 26 người thiệt mạng. Rất nhiều phần tử khủng bố Chechnya bây giờ làm việc chủ yếu như một tay súng đánh thuê cho các tổ chức khủng bố khác.

Woody Übermensch - Ohay TV

******************************

Các bài viết khác có thể bạn sẽ thích:

Chủ đề chính: #khủng_bố

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn