Giáo Sư Mặt Ngựa

8 bí ẩn thú vị về loài nhện mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được

Đăng 3 năm trước
8 bí ẩn thú vị về loài nhện mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được

Nhện là một trong những sinh vật hấp dẫn các nhà nghiên cứu nhất trong thế giới động vật, bản thân chúng còn rất nhiều điều bí ẩn mà chúng ta chưa thể khám phá ra được, cho dù khoa học đã phát triển rất nhiều nhưng những tranh cãi và bí ẩn này còn lâu mới có thể giải thích được.

 

1.Mạng nhện bí ẩn.

Năm 2013 nhà khoa học Troy Alexander phát hiện một số mạng nhện bí ẩn ở đất nước Peru, mỗi chiếc mạng nhện đều được bao quanh bởi một hàng rào lưới đặc biệt, chính giữa lớp hàng rào nào là một trung tâm hình chóp nón nhỏ. Phải mất vài tháng sau ông mới phát hiện ra được bên trong trung tâm hình nón là một túi đựng trứng của loài nhện. 

Tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học vẫn không biết được chính xác loài nhện nào đã tạo ra chiêc túi trứng và hàng rào bảo vệ kì lạ đó. Một số giả thuyết được đưa ra về hàng rào kì lạ là chúng được tạo ra để bảo vệ trứng khỏi các loài kiến hay các côn trùng khác.

2.Nhện biển khổng Homongous lồ tại Nam cực.

 Nam cực là nơi có nhiều sinh vật biển đáng sợ và kì dị, trong đó phải kể đến kích thước khổng lồ của loài nhện Homogous, chúng to gấp khoảng 10 lần so với chính loài nhện biển đó ở vùng nước ấm hơn. Kích thước của chúng có thể lên tới 35 – 40 cm so với các con nhện Homogous ở vùng nước ấm chỉ là từ 3 -4 cm. Các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao chúng lại có kích thước khổng lồ như thế, một số giả thuyết được đưa ra là do giảm trao đổi chất và sử dụng oxy ở môi trường lạnh khiến chúng trở nên khổng lồ như thế.

3.Nhện không bị vướng vào lưới mà do chúng chăng ra.

Mặc dù đã có rất nhiều ý tưởng và thử nghiệm để tìm ra tại sao loài nhện không bao giờ bị vướng vào chính lưới tơ do chính minh chăng ra. Một số kết luận được đưa ra là loài nhện có khả năng nhận diện sự phát sáng trên tơ, các ngạnh nhỏ và kích thước cũng như kết cấu chân khiến chúng không bao giờ mắc vào chính lưới tơ của mình. Tuy nhiên các giả thuyết này vẫn đang trong quá trình tranh cãi và chưa có hồi kết.

4.Nguồn gốc của nọc độc nhện.

Nguồn gốc của nọc độc nhện đến nay vẫn là bí ẩn khoa học chưa được tìm thấy, nọc độc của nhện không giống như nọc độc của rắn hay một số loài bò sát khác là do tiến hóa từ 1 loài, nọc độc của nhện đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nọc độc nhện có khá nhiều công dụng trong đời sống như sản xuất thuốc điều trị ung thư, sản xuất thuốc trừ sâu…

5.Mạng nhện khổng lồ của loài nhện Orb Madagascar.

Khả năng độc đáo của loài nhện này là chúng có thể tạo ra những chiếc mạng nhện khổng lồ, có thể quấn quanh một chiếc xe ô tô con hãng Volkswagen một cách dễ dàng. Thậm chí những mạng nhện khổng lồ này nằm ngay trên thác nước hay sông ngòi vùng Madagascar, các nhà khoa không không thể lý giải nổi làm sao chúng có thể di chuyển và kết nối những chiếc mạng khổng lồ như thế. Chỉ biết rằng tơ của loài nhện này chắc bền hơn các loài nhện khác, và con mồi của chúng chắc hẳn cũng sẽ khổng lồ như cái mạng nhện vậy.

6.Mưa nhện tại Goulburn, Úc.

Năm 2015 một hiện tượng kì bí đã diễn ra tại Goulburn nước Úc, đó thực sự mà một cơn mưa nhện, vâng toàn là nhện và nhện trên trời rơi xuống, người dân còn tưởng rằng thế giới sắp bị xâm chiếm bởi loài nhện, chúng quá nhiều và ở khắp mọi nơi. Hiện tượng này vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu vì chưa thể tìm được nguyên nhân chính thức.

7.Nhện tạo ra tơ như thế nào.

Tơ nhện rất chắc chắn, có thể co giãn và cực nhẹ, một chất liệu tuyệt vời nhất trong tự nhiên và con người vẫn đang cố gắng tạo ra chúng, và các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu chính xác thì tơ nhện được tạo ra như thế nào. Trong nhiều năm, câu trả lời về cách những con nhện biến các spidroin giống như gel thành tơ rắn đã gây khó khăn cho các nhà khoa học. Nhưng chỉ gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển cuối cùng đã làm sáng tỏ bí ẩn.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự thay đổi từ trạng thái giống như gel sang trạng thái rắn là do sự thay đổi độ axit. Sự chuyển đổi pH từ trung tính 7.6 thành axit 5,7 xảy ra chậm và được kích hoạt bởi một enzyme gọi là carbonic anhydrase. Nó xảy ra khi các spidroin đi qua các tuyến của nhện.

8.Màu xanh của loài nhện Tarantulas.

Có hơn khoảng 800 loài nhện Tarantulas trên toàn thế giới, một số lớn các loài này có khuôn mặt giống như khuôn mặt người vậy, và đặc biệt là màu xanh đặc trưng của chúng, các nhà khoa học vẫn không giải thích được màu xanh của chúng dùng để làm gì, tất cả chỉ dừng lại ở phỏng đoán về mức độ hấp dẫn bạn tình nếu màu xanh trở nên sặc sỡ hơn.

Chủ đề chính: #khoa_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn