Quyên Nguyễn "Life is a choice" Trong cuộc sống này, tất cả những việc mình làm đều là do mình lựa chọn. Nó đồng nghĩa với việc chọn làm việc tốt hay chọn việc làm trái với lương tâm; chọn sống cho mình hay chọn sống cho người khác; chọn nhìn về hướng tích cực hay chọn đi về hướng tiêu cực.

9 kỹ năng sống quan trọng giúp bạn vượt qua những tình huống nguy hiểm

Đăng 6 năm trước

Bài viết này tổng hợp 9 kỹ năng sống quan trọng giúp bạn có hành động chính xác và nhanh chóng để vượt qua những tình huống nguy hiểm. Chúng ta cùng xem nhé!

1. Phải làm gì nếu bạn bị nghẹn?

Nếu bạn đang nghẹt thở, trước hết hãy thật bình tĩnh. Bắt đầu ho mạnh để đẩy dị vật ra ngoài. Nếu vẫn không đẩy được, bạn hãy tự đấm vào khu vực giữa bụng và phần dưới của xương sườn, thực hiện một động tác gập người theo chữ J lên và xuống nhiều lần. 

Nếu điều này vẫn không khả quan hơn, hãy tựa cơ thể vào ghế (hoặc bất kỳ vật nào khác tựa ở mức ngang eo của bạn) và nhấn giữ nó trước mặt bạn. Lặp lại thao tác này cho đến khi dị vật được đẩy ra ngoài.

Cách thứ 2

Nhanh chóng giữ cơ thể như hình 1, sau đó buông thẳng tay của bạn về phía trước, và để cơ thể rơi xuống sàn như hình 2. Việc này khá là đau đớn, nhưng nó có thể cứu sống bạn!

2. Cần làm gì nếu phanh xe không hoạt động?

Nếu phanh xe không hoạt động, đừng hoảng sợ! Hãy yêu cầu các hành khách (nếu bạn có chở theo người) để khóa dây an toàn, bật đèn khẩn cấp, và bật các thiết bị báo động cho mọi người xung quanh biết điều gì đang xảy ra bằng cách sử dụng đèn tầm xa và còi xe: 

  • Nhấn bàn đạp phanh với những chuyển động mạnh và đột ngột. Đây là cách bạn có thể tạo ra áp lực trong hệ thống phanh. Sau đó, giảm chậm. Nếu bạn có một hộp số cơ khí, nhấn bàn đạp ly hợp. Nếu bạn có hộp số tự động, hãy đặt bánh răng chuyển vị vào vị trí L. 
  • Sử dụng phanh tay cẩn thận. Nếu bạn làm điều đó bất ngờ, chiếc xe có thể bị trượt dài. 
  • Hãy cố gắng rẽ phải và trái để tìm hướng đi rộng lớn.

3. Cần làm gì nếu bạn bị kẻ xấu theo đuổi?

Nếu bạn cảm thấy rằng ai đó đang theo dõi bạn, trước hết hãy đảm bảo rằng đó là sự thật. Hãy ghi nhớ cách người đó theo dõi bạn và bất ngờ thay đổi hướng đi của bạn. 

Nếu người đó vẫn còn ở phía sau bạn, đừng đi đến những nơi không có người. Hãy đi đến quán cà phê hoặc quán ăn nào đó vì bạn có thể giả vờ rằng bạn đang gặp bạn/người thân. Tốt nhất là bạn nên đi thẳng đến đồn cảnh sát!

4. Làm thế nào để bạn không đi lòng vòng trong rừng?

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang đi bộ theo vòng tròn trong một khu rừng, hãy cố gắng vượt qua các cây to lớn khác nhau theo cùng một bên. Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy chọn hướng đi phía bên trái. Nếu bạn là người thuận tay trái, hãy chọn đi theo hướng bên phải. Điều này sẽ giúp bạn tránh đi bộ lòng vòng không có hồi kết.

5. Phải làm gì trong những giây đầu tiên của cơn đau tim?

Nếu bạn cảm thấy như bạn hoặc bất cứ ai xung quanh bạn đang lên cơn đau tim, ngay lập tức gọi xe cứu thương. Cố gắng đừng hoảng sợ trước khi bác sĩ đến. Yêu cầu nhân viên cứu thương cho uống thuốc khẩn cấp. 

Trước khi uống, bạn nên hít thở sâu và ho. Hít thở sâu sẽ đưa oxy vào phổi và ho để kích thích lồng ngực, giúp khôi phục nhịp tim và giữ nó ổn định cho đến khi xe cứu thương đến.

6. Làm thế nào để được an toàn trong quá trình đi cắm trại?

Nếu bạn đi cắm trại dài ngày, hãy chắc chắn rằng một số người bạn thân nhất hoặc gia đình của bạn biết bạn đang đi đâu, những nơi bạn sẽ đến cắm trại và khi nào bạn định về lại. Sẽ thật hoàn hảo nếu bạn có một kế hoạch đi cắm trại với một chuyên gia biết và hiểu rõ khu vực mà bạn sẽ đến.

7. Làm thế nào để thoát khỏi đám đông?

Nếu ở một mình trong một đám đông, đừng cố gắng vượt qua đám đông đó. Tất cả những việc bạn cần làm là di chuyển cẩn thận cùng với đám đông, nghiêng về phía một bên. 

Điều quan trọng là di chuyển chính xác và chậm rãi để không chặn đường người khác bởi vì trong trường hợp này bạn có thể bị đẩy hoặc té xuống đất. 

Nếu bạn đi với gia đình, hãy đặt trẻ con ở trên vai và để cho người phụ nữ đi trước mặt bạn để tiện kiểm soát tình hình. Tập trung di chuyển theo hướng chéo.

8. Làm thế nào để làm một băng cứu thương?

Những phút đầu tiên sau tai nạn xảy ra và trước khi xe cứu thương đến là vô cùng quan trọng. Một miếng băng chính xác có thể cứu sống một người. Dưới đây là một số lời khuyên cho những tình huống khác nhau:

Nếu cánh tay bị gãy nên được cố định trước khi xe cứu thương đến. Dùng một tấm khăn quấn quanh cổ (như hình), đặt tay vào phía trong và giữ nó ở một vị trí cố định, sau đó buộc chặt lại phía sau cổ. Điều này cũng giúp cảnh báo cho người khác biết rằng người đó đang bị thương.

Đây loại băng sẽ rất hữu ích trong trường hợp đầu gối bạn bị chấn thương. Để giữ khớp cố định, bạn có thể sử dụng băng lăn đàn hồi cho loại chấn thương này.

Loại băng này có thể được sử dụng trong trường hợp bị tổn thương ngực hoặc gãy xương đùi.

Loại băng này được gọi là băng hình số tám. Nó được sử dụng để cố định các khớp nhỏ hơn hoặc để điều trị một chấn thương.

9. Nếu ai đó bất tỉnh, bạn cần làm gì?

Nếu một người xung quanh bạn đang bất tỉnh, hãy gọi ngay xe cứu thương, nhưng trước đó bạn phải làm những việc sau để đảm bảo sự an toàn cho người đó: 

  • Nghiêng đầu người đó sang một bên thật nhẹ nhàng, để miệng của họ mở ra một chút khi bạn làm điều này. 
  • Nâng cằm, và lắng nghe nếu người đó thực sự thở. Kiểm tra hơi thở của người đó trong 10 giây. 
  • Quỳ xuống bên cạnh người đó và di chuyển cơ thể của họ theo hình số 3, đặt một bàn tay của người đó lên má như thể hiện trong hình.

Quan trọng: Nếu bạn nghi ngờ người đó bị chấn thương ở tủy sống, tuyệt đối không di chuyển cơ thể họ. Chỉ cần mở miệng họ ra thật nhẹ nhàng và tránh di chuyển phần cổ.

Quyên Nguyễn - Ohay TV

Chủ đề chính: #kỹ_năng_sống

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn