Nguyễn Thị Bích Hạnh

Bạn có biết ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch là lễ thất tịch hay lễ tình nhân của phương Đông

Đăng 9 năm trước

Bạn đã biết sự tích về Ngưu Lang Chức Nữ, vậy bạn có biết họ gặp lại nhau ngày nào trong tháng bảy không? Ngày đó còn được gọi là ngày lễ Thất Tịch hay ngày lễ

Tháng bảy không chỉ là tháng cô hồn mà còn được biết đến với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Vậy bạn có biết ngày chính xác sự tích này diễn ra vào ngày nào trong tháng bảy hay không? Như tiêu đề bài viết, hôm qua ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, chính là ngày mà Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, hay còn được gọi là lễ Thất Tịch, lễ tình yêu của người châu Á.

Tem Ngưu Lang Chức Nữ

Theo văn hóa phương Đông nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, lễ Thất Tịchngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.

Đây là ngày hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc, được gọi là ngày lễ Qixi, bắt đầu từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (tức sao Chức Nữ) và Hikoboshi (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata. Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok. Và khi du nhập vào Việt Nam thì nó thành lễ Thất Tịch.

Lễ Qixi Trung Quốc

Khác với việc tặng hoa hồng và sô cô la, trong ngày này, ở Trung Quốc, các đôi yêu nhau thường đến Đền Bà mối để cầu nguyện. Họ mong tình yêu bền chặt và sẽ cưới được nhau. Với những ai chưa có người yêu thì cầu sẽ sớm gặp người hợp ý.

Ngoài ra, những cô gái trẻ Trung Quốc còn trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt và người yêu thương chân thành. Một số nơi còn tổ chức nhiều sự kiện ghép đôi, xe duyên. Có đôi còn đưa nhau lên Vạn Lý Trường Thành để cùng khóa những đôi khóa tình yêu.

Lễ Tanabata Nhật Bản

Lễ hội được cho là du nhập vào Nhật trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.

Lễ hội Tanabata ở Nhật

Ngưu Lang Chức Nữ của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, đặc biệt tại thành phố Sendai và Hiratsuka và vùng Tōhoku, lễ hội này còn được gọi là "Tanabata", tuy nhiên lại được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy, vào đêm trước, thường có bắn pháo bông tại công viên Nishi-kōen. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.

Theo phong tục, người dân xếp hình giấy theo 7 hình thông dụng, như cánh hạc (Orizuru), Kimono bằng giấy (Kamigoromo), túi xách (Kinchaku), lưới (Toami), bao (Kuzukago),... để trang trí hoặc để tặng nhau để chúc may mắn, tốt lành.

Lễ Chilseok Hàn Quốc

Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, có nguồn gốc từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok rơi vào khoảng thời gian mà nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Lễ Chilseok Hàn Quốc

Ngưu Lang Chức Nữ của Hàn Quốc tên là Gyeonwu và Jiknyeo

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm cho một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như cơ hội cuối cùng để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì, sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Người Hàn Quốc ăn bánh nướng làm từ lúa mì gọi là miljeonbyeong, và sirutteok - một loại bánh gạo phủ đậu azuki.

Lễ Thất Tịch Việt Nam

Ở Việt Nam, đây còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt.

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Lễ Thất Tịch Việt Nam

Trong ngày này người ta thường đổ về Chùa Hà cầu tình. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố  Hà Nội, Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Sở dĩ  chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Như vậy trên thực tế từ một truyền thuyết lưu tồn trong dân gian Châu Á, Ngày 7/7 với lễ trọng diễn ra tại Chùa Hà (HN), tính chất lễ hội mưa ngâu của Trung Quốc không chỉ được Việt Hóa thành lễ hội cầu tình mà còn gắn liền với một sự kiện lịch sử cụ thể về Vua Lý Thánh Tông.

SW2710 (Sưu tầm - Tổng hợp)

Chủ đề chính: #tháng_bảy_âm_lịch

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn