Gió

Bạn có hiểu ý nghĩa thật sự của S.O.S?

Đăng 4 năm trước
Bạn có hiểu ý nghĩa thật sự của S.O.S?

Rất nhiều người nghĩ rằng tín hiệu cầu cứu này là viết tắt của “save our souls (Cứu chúng tôi với)”, hay “save our ships (Cứu tàu chúng tôi với)”. Nhưng trên thực tế, "save our souls" và "save our ships" là những từ cấu tạo ngược, và những chữ cái này thực ra không đại diện cho bất cứ điều gì cả.

Thực tế thì tín hiệu này thậm chí còn không thực sự được coi là ba chữ cái riêng lẻ mà chỉ là một chuỗi mã Morse liên tục gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm tất cả nối liền cùng nhau mà không có khoảng trắng hoặc điểm dừng hoàn toàn (...---...). Tuy nhiên, do ba dấu chấm tạo thành chữ "S" và ba dấu gạch ngang tạo thành một chữ O theo mã Morse quốc tế, nên người ta mới gọi tín hiệu này là “SOS” luôn cho tiện. Mối liên hệ đó làm mấy chữ cái này tự nhiên cũng biến thành một tín hiệu cầu cứu mà không liên quan gì tới mã Morse nữa luôn, và những người gặp nạn đôi khi vẽ chúng trên mặt đất để từ trên cao có thể nhìn thấy được.

Bạn cũng có thể chia cái chuỗi này thành IJS, SMB và VTB nếu bạn muốn.

Logic đằng sau "SOS"

Vậy tại sao lại phải sử dụng đúng cái chuỗi dấu chấm và dấu gạch ngang đó nếu như nó không có ý nghĩa gì? Tại vì đó là cách hiệu quả nhất.

Khi các máy vô tuyến điện không dây lần đầu tiên xuất hiện trên các con tàu vào đầu thế kỷ 20, các thủy thủ gặp nguy hiểm cần một cách để thu hút sự chú ý, phát tín hiệu cầu cứu và xin giúp đỡ - một tín hiệu độc nhất truyền đi rõ ràng và nhanh chóng và không gây nhầm lẫn cho các thiết bị liên lạc khác. Lúc đầu, các tổ chức và quốc gia khác nhau có tín hiệu cầu cứu riêng của họ. Hải quân Hoa Kỳ đã dùng “NC”, đó là tín hiệu cầu cứu cờ hàng hải từ Bộ luật Tín hiệu Quốc tế. Công ty Marconi, công ty đã thuê các thủy thủ vận hành thiết bị và trực điện báo cho nhiều tàu khác nhau, đã sử dụng “CQD”. “Quy định của Đức về việc Kiểm soát Điện báo” năm 1905 bắt buộc tất cả các thủy thủ trực điện tín Đức phải sử dụng “...---...”.

Việc có quá nhiều tín hiệu cầu cứu khác nhau gây khó hiểu và có thể gây nguy hiểm. Nghĩa là một con tàu gặp nạn ở vùng biển nước ngoài sẽ gặp phải rào cản ngôn ngữ với những người cứu hộ, ngay cả khi sử dụng Mã Morse quốc tế. Vì vấn đề này và các vấn đề khác, nhiều quốc gia đã quyết định kết hợp và thảo luận về ý tưởng đặt ra một số quy định quốc tế cho liên lạc vô tuyến điện. Năm 1906, Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển diễn ra ở Berlin và các đại biểu đã cố gắng thiết lập một lời kêu cứu tiêu chuẩn quốc tế. “-.-.--.--..”, và “………-..-..-..” (“SSSDDD”) của công ty Marconi mà Ý đề xuất trong hội nghị trước có vẻ quá dài dòng. Còn “…---…” của Đức thì có thể gửi đi nhanh chóng và dễ dàng và cũng khó hiểu nhầm nữa. Nó được chọn là tín hiệu cầu cứu quốc tế cho các quốc gia tham dự hội nghị, và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1908.

Bắt đầu sử dụng "SOS"

Lần đầu tiên “SOS” được sử dụng để cầu cứu được ghi nhận chỉ hơn một năm sau đó, vào tháng 8 năm 1909. Các thủy thủ trực điện tín trên tàu SS Arapahoe đã gửi đi tín hiệu này khi con tàu không thể đi tiếp do một cánh quạt bị hỏng ở ngoài khơi bờ biển Cape Hatteras, Bắc Carolina.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng quen với tiêu chuẩn mới một cách nhanh chóng được. Công ty Marconi đặc biệt miễn cưỡng không muốn từ bỏ tín hiệu “CQD”. Các thủy thủ trực điện tín của Marconi trên tàu Titanic ban đầu chỉ gửi đi tín hiệu đó sau khi con tàu đâm phải một tảng băng trôi, cũng là sau khi một thủy thủ khác đề nghị họ thử tín hiệu “SOS” mới.

Chủ đề chính: #kiến_thức

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn