An Mộc ('': Yêu sự đơn giản - Simple is the best :")
Teacher, Student, Aunt, Daughter tại Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng

Bạo lực học đường, bắt nạt học đường, phân biệt để nhận diện

Đăng 3 năm trước

Bạo lực học đường và bắt nạt học đường là hai khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong những năm trở lại đây. Nhưng, việc nhầm lẫn, bối rối giữa 2 khái niệm này thì vẫn còn rất phổ biến. Bài viết này có thể giúp bạn điều đó: Phân biệt để nhận diện tốt hơn.

Bạo lực là gì?

WHO (1995) định nghĩa “Bạo lực là sự cố tình sử dụng sức mạnh, vũ lực như là một mối đe dọa hay hành động chống lại chính mình, người khác hoặc nhóm hay cộng đồng mà hậu quả có thể xảy ra là chấn thương, tử vong, tổn thương tâm lý, kém phát triển”

Bạo lực. Nguồn ảnh: sưu tầm

Bạo lực học đường là gì?

Hurrelmann, năm 1998, đã định nghĩa “Bạo lực học đường bao gồm toàn bộ các hoạt động và hành động gây ra đau khổ hay tổn thương về thể chất hoặc tâm lý cho những người đang hoạt động trong hoặc xung quanh trường học, hoặc có ý định gây tổn hại cho đối tượng tại trường học.”

Bạo lực học đường. Nguồn ảnh: sưu tầm

Bắt nạt học đường là gì?

Thuật ngữ tiếng Anh của Bạo lực học đường là school bullying.

Tổ chức về mối quan hệ và phòng ngừa bạo lực Preunet định nghĩa “Bắt nạt là một sự lạm dụng sức mạnh trong mối quan hệ thể hiện dưới nhiều dạng theo tuổi tác của người gây hấn.”

Năm 2001, Juvonen và Graham đưa ra định nghĩa “Bắt nạt xảy ra khi sự lạm dụng sức mạnh lặp đi lặp lại diễn ra giữa kẻ gây hấn với trẻ bị gây hấn”

Còn Dan Olweus năm 1993 định nghĩa “Trẻ em là nạn nhân của bắt nạt khi chúng phải tiếp xúc liên tục và kéo dài với hành động tiêu cực cố ý, gây tổn thương hay khó chịu từ một hay nhiều người. Hành động này diễn ra trong một mối quan hệ lệ thuộc về mặt tâm lý, lặp đi lặp lại một cách đều đặn.”

Bắt nạt học đường. Nguồn ảnh: sưu tầm

Như vậy, có thể thấy, bắt nạt học đường là khái niệm có nội hàm hẹp hơn khái niệm bạo lực học đường, và hai khái niệm này đều được dung chứa trong khái niệm “bạo lực”. Ta có thể tóm tắt 3 khái niệm này trên sơ đồ sau.

Đi sâu hơn 1 bước để tìm hiểu khái niệm bắt nạt học đường, có thể nhận thấy 3 điều kiện của bắt nạt học đường là:

  • Tính có chủ đích: gây hại
  • Việc lặp đi lặp lại các hành động trong thời gian dài
  • Sự bất bình đẳng giữa kẻ bắt nạt và nạn nhân: mối quan hệ giữa kẻ bắt nạt và nạn nhân là mối quan hệ không cân xứng, kẻ bắt nạt là người có sức mạnh và áp đặt sự thống trị lên nạn nhân.

Như vậy, với sự phân biệt trên đây, hi vọng phần nào đã giúp bạn phân biệt được rõ ràng các định nghĩa bắt nạt học đường, bạo lực học đường và bạo lực để từ đó nhận diện đúng các sự việc liên quan đến các hiện tượng này.

(Nguồn: sưu tầm)

Chủ đề chính: #bắt_nạt_học_đường

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn