BỐ CỤC KHUNG HÌNH TRONG QUAY PHIM BẠN CẦN BIẾT
Đăng 1 năm trướcSự xuất hiện của lĩnh vực nghệ thuật quay phim được xem là một trong những bước phát triển nhanh chóng và mang lại sức ảnh hưởng lớn nhất hiện nay. Bên cạnh sự xuất sắc của các nhà biên kịch, bậc thầy trong lĩnh vực kỹ xảo, có bao giờ bạn thắc mắc rằng những góc quay siêu chất lượng đó được tạo ra bằng cách nào không? Làm sao để các góc quay đó có được chiều sâu và đem lại cảm xúc người xem? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bố cục khung hình trong quay phim qua bài viết bên dưới nhé!
1. Bố cục là gì?
Bố cục khung hình trong quay phim là cách thức bố trí, sắp xếp các yếu tố tạo hình, đối tượng vào trong khung hình quay phim một cách hợp lý và bắt mắt.
Việc thực hiện bố cục khung hình chuẩn nhằm mục đích tạo ra một thể thống nhất, không chỉ là bắt mắt hài hòa cho người xem mà còn mang lại một thông điệp mà người quay phim muốn đề cập trong khung hình. Bố cục khung hình chính là yếu tố rất quan trọng trong hình thành ngôn ngữ hình ảnh, tạo cung bậc cảm xúc khi quay phim.

Bố cục khung hình trong quay phim
Các yếu tố trong bố cục được nói đến như: màu sắc, ánh sáng, góc độ, các thủ thuật quay, động tác máy được sử dụng thông qua xử lý bố cục khung hình quay phim.
2. Các lỗi bố cục hay mắc phải
Không có hoặc sai bố cục đường chân trời
Với những người mới bắt đầu quay phim, các bạn hay để đường chân trời sai vị trí tạo ra khung hình với đường chân trời quá rộng hoặc quá hẹp gây khó chịu người xem.
Nhiều không gian trống ở phía trên đầu của nhân vật
Nghe thì đơn giản nhưng điều này rất nhiều bạn mắc phải, nó gây cảm giác rất trống vắng và không thu hút được người xem.
Khung hình của bạn trong rất lộn xộn
Do sự xuất hiện của nhiều đối tượng, chi tiết thừa thãi. Bạn cần phải loại bỏ các đồ vật, đối tượng thừa hay gọi là rác trong khung hình để tập trung đến nổi bật chủ thể chính mình hướng đến.
3. Các mẹo để bố cục khung hình chuẩn chỉnh hơn
Quy luật một phần ba
Các nhà khoa học điện ảnh đã chỉ ra rằng, 4 điểm dưới đây là 4 điểm gây chú ý nhiều nhất của người xem. Theo quy tắc này bạn không nên đặt nhân vật chính vào giữa khung hình của mình. Khi bạn đặt chủ thể vào 4 điểm này thì khung hình sẽ đẹp hơn, bắt mắt hơn và dễ truyền đạt thu hút cho khán giả nhiều hơn.

Bố cục quy luật 1/3 khung hình
Quy tắc đường chân trời
– Đường chân trời luôn song song với cạnh trên và cạnh dưới của khung hình, không nên để đường chân trời chéo hoặc xiên.
– Nếu muốn lấy bầu trời nhiều thì đặt đường chân trời ở nửa dưới khung hình, còn muốn lấy bầu trời bầu trời ít thì đặt đường chân trời ở nửa trên khung hình.
– Không nên đặt đường chân trời ở giữa khung hình.
Cân bằng khung hình
Thường chúng ta sẽ nghe đến một khái niệm đó là “trọng lượng thị giác” nghĩa là trong khung hình, chúng ta có thể nhận thấy một bên khung hình nặng hơn bên còn lại. Để có thể giúp khung hình chuyên nghiệp hơn, chúng ta có thể thêm một số nhân vật vào giữa hoặc bên còn lại giúp cho khung hình cân bằng hơn. Để tận dụng tốt hơn về cân bằng khung hình, bạn có thể tìm hiểu thêm về nghệ thuật sắp đặt và dàn dựng vật thể.
Chiều sâu khung hình
Có rất nhiều cách nhưng phổ biến nhất là làm mờ background để làm nổi bật chủ thể hơn, đồng thời loại bỏ những thứ bạn không muốn thấy trong background. Ngoài ra, bạn có thể đặt chủ thể ở xa background hoặc có thể thêm tiền cảnh để giúp khung hình được có chiều sâu hơn.
Đường dẫn mắt
Là một trong những đường thẳng tự nhiên được tạo bởi khung cảnh thực tế. Các đường này thường sẽ dẫn hướng nhìn của khán giả đến chủ thể chính của mình. Việc sử dụng các đường như hành lang, đường tàu… giúp người xem tập trung về điều mà bạn muốn truyền tải.
Sự đối xứng
Chúng ta thường cảm thấy kích thích thị giác khi nhìn thấy thứ gì đó đối xứng với nhau. Trong quay phim cũng vậy, sự đối xứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu. Khi bạn chỉ cần để ý một xíu tìm những vật thể đối xứng thì khung hình của bạn nâng tầm lên rất nhiều.
Chủ thể chính
Với những người mới bắt đầu tìm hiểu về quay phim, các bạn thường không xác định được hay không có chủ thể chính trong khung hình.Việc xác định được chủ thể chính giúp người xem dễ dàng tập trung vào và kích thích sự thu hút hơn và đảm bảo mọi thứ trong khung hình đều làm nổi bật đến đối tượng chính.

Nguyên tắc chủ thể chính trong khung hình
Headroom
Đây là khoảng cách từ đầu nhân vật đến phía trên của khung hình. Chúng ta không nên để trống quá nhiều hoặc quá ít mà hãy tuân thủ nguyên tắc để mắt chủ thể nằm ngang đường ⅔ của khung hình. Ngoài ra, với hướng nhìn của chủ thể, các bạn hãy để nhiều khoảng trống hơn để khung hình tránh giảm giác bí bách, tù túng.
Phá luật
Bạn hãy chắc chắn rằng đã nắm rõ 7 quy tắc trên, sau đó hãy phá cách chúng tạo nên những phong cách riêng của bạn nhé.
Là một người quay phim, bạn phải hiểu được ý đồ của đạo diễn, sắp xếp và di chuyển đối tượng trong những bối cảnh phải được xác định và tính toán kỹ để tạo nên hiệu quả hình ảnh mang tính thẩm mỹ và bộc lộ hết tâm lý cảm xúc của nhân vật. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới về bố cục khung hình trong quay phim để sáng tạo ra những video chất lượng nhé.
Nếu bạn đang ấp ủ dự định với việc tạo ra những thước phim chuyên nghiệp và theo nghề quay phim thì hãy tham khảo ngay khóa học quay dựng phim tại Việt Trần Academy để biến ước mơ thành hiện thực nhé.
Xem thêm 5 kỹ thuật quay phim chuyên nghiệp các cameraman không nên bỏ qua
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline / zalo: 0945 05 5858
Fanpage: Việt Trần Academy – Đào Tạo Quay Phim
Địa chỉ: 56/15 Lê Đình Dương, Hải Châu, Đà Nẵng
Email: viettran.academy@gmail.com
Trang web: daotaoquayphim.com