Hiếu Nguyễn Minh Hơi cao, mặt mũi cũng được. Muốn trở thành một lập trình viên, hơi ít nói.

Cách thẩm vấn một nghi phạm.

Đăng 6 năm trước

“Hãy thành thật với tôi, và chúng ta có thể sẽ đạt được điều gì đó. Còn nếu ông giở trò lừa gạt với tôi, thì tôi sẽ không khoan nhượng đâu.” - Sherlock Holmes, “Vụ án mạng ở Abbey Grange”

1. Hãy nghiên cứu kỹ thông tin.

Trang bị cho bản thân càng nhiều hiểu biết về vụ án cũng như về nghi phạm càng tốt trước khi thẩm vấn. Nếu có được những thông tin xác thực trong tay, bạn sẽ có nhiều khả năng phân biệt lời nói thật với lời nói dối hơn.

2. Bắt đầu bằng một vài câu hỏi “kiểm tra”.

Đó có thể là những câu hỏi đơn giản về xuất thân nghi phạm để tạo dựng mối liên hệ và khiến hắn thấy thoải mái hoặc những câu hỏi về vụ án mà bạn đã biết câu trả lời, để bước đầu xác định độ trung thực của nghi phạm. Hãy quan sát cử chỉ của nghi phạm trong khi trả lời những câu hỏi mang tính kiểm tra này và để ý kỹ những thay đổi trong hành vi ở những câu hỏi tiếp theo.

3. Tránh những câu hỏi “có/không”.

Hãy hỏi những câu đòi hỏi phải trả lời chi tiết; nghi phạm càng phải cung cấp nhiều chi tiết, lời nói dối của hắn càng dễ mâu thuẫn với những bằng chứng thực tế về vụ án hoặc với lời khai của chính hắn. Trong “Thung lũng khủng khiếp”, Holmes khẳng định chắc chắn rằng hai nghi phạm đã thêu dệt nên “một màn dối trá quy mô, trắn trợn, lớp lang vì những chi tiết trong câu chuyện của chúng không khớp với những gì ông đã biết về tình huống vụ án: “Làm sao tôi biết chúng đang nói dối ư? Vì đó là một sản phẩm thêu dệt vụng về không thể có thật. Hãy nghĩ mà xem! Theo câu chuyện chúng cho ta biết, tên sát thủ có chưa đến một phút sau khi gây án để lấy chiếc nhẫn, nằm dưới một chiếc nhẫn khác, trên ngón tay người chết, rồi đeo lại chiếc nhẫn kia…Tôi cho rằng việc này rõ ràng là bất khả thi.” 

4. Tìm kiếm những dấu hiệu ngoài lời nói.

Ngay cả khi nghi phạm là một bậc thầy lừa đảo – như kẻ thù không đội trời chung của Holmes là Giáo sư Moriarty, kẻ có “cách nói chuyện nhẹ nhàng, chuẩn mực tạo ấn tượng chân thật” – thì ngôn ngữ cử chỉ của hắn vẫn có thể khiến hắn bị bại lộ.Có những động tác vụn vặt, mang tính bản năng mà người ta thường làm một cách vô thức trong khi nói dối và con mắt nhà nghề có thể phát hiện ra. Chẳng hạn,việc tránh nhìn thẳng báo hiệu sự lúng túng. Nhìn lên hoặc nghiêng đầu sang bên phải trong khi trả lời có thể báo hiệu sự dối trá, trong khi nhìn xuống thể hiện sự chân thật và nỗ lực thành thực để nhớ lại. Lòng bàn tay mở rộng cho thấy sự chân thành, trong khi tay nắm chặt hoặc ngó ngoáy không yên có thể báo hiệu điều ngược lại. Khoanh tay là dấu hiệu của sự bất an, trong khi xoa cằm có thể có nghĩa là nghi phạm không tin vào điều anh ta đang nghe. Các nhà tâm lý học đương thời như Paul Ekman đã có nhiều bài viết về tầm quan trọng của những dấu hiệu khác nhau này.

5. Ra vẻ như bạn đã biết sự thật – ngay cả khi bạn không biết.

Trong khi thẩm vấn, hiểu biết là sức mạnh, và nếu nghi phạm tin rằng bạn đã biết phần lớn sự thật, hắn sẽ dễ thành thật hơn. Trong “Viên đá Mazarin”, Holmes đã rất tài tình khiến ngài Bá tước xảo quyệt Sylvius thú nhận rằng ông ta biết vị trí của viên đá mất tích, bằng cách nói dối rằng mình đã biết và lừa Bá tước nói ra vị trí đó. Sau khi Holmes hứa sẽ không bao giờ tiết lộ, vị Bá tước đã thú nhận tội lỗi của mình.

6. Mặc cả.

Nếu bạn cần khai thác thông tin từ một nghi phạm ngoan cố hoặc một nhân chứng, hãy khiến cho việc nói ra sự thật có vẻ là lựa chọn đỡ tệ hại nhất. Sau khi đã khai thác được lời thú nhận từ vị Bá tước, Holmes đưa ra một đề nghị mà Bá tước không thể từ chối: “Chúng tôi muốn viên đá. Hãy đưa nó ra, và từ phía tôi mà nói ngài được tự do”. Nếu không, Holmes đe dọa, Bá tước sẽ “ngồi tù hai mươi năm”.

Chủ đề chính: #điều_tra_tội_phạm

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn