Gabe.vn Gabe.vn - Nền tảng học tập trực tuyến dành cho học sinh tiểu học. Các giáo trình bài giảng được phát triển thông qua 9 chủ đề chính nhằm phát triển tư duy, kĩ năng sống của trẻ

CÁCH XỬ LÝ KHI CON BỊ NGÃ ĐẬP ĐẦU XUỐNG ĐẤT

Đăng 2 năm trước
CÁCH XỬ LÝ KHI CON BỊ NGÃ ĐẬP ĐẦU XUỐNG ĐẤT

Trẻ nhỏ vốn nghịch ngợm hiếu động nên không thể tránh khỏi những lúc bị ngã hay va đập. Tuy nhiên trẻ chưa nhận biết được hậu quả của việc bị té ngã hay ngã đập đầu nó nghiêm trọng ra sao. Khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất tùy trường hợp có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ nhưng cũng có trường hợp dẫn đến chấn thương đầu nghiêm trọng. Vậy khi con bị ngã đập đầu xuống đất thì ba mẹ nên xử lý ra sao? Hãy cùng Gabevn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không?

Đầu là bộ phận chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể nên ba mẹ không được sơ ý khi trẻ bị ngã đập đầu. Cũng tùy vào trường hợp trẻ ngã nặng hay ngã nhẹ mà có những tổn thương khác nhau.

- Chấn thương nhẹ: Đa số những trường hợp đụng, va chạm, ngã đơn thuần khi trẻ nghịch ngợm hoặc rơi từ ghế thấp, giường thấp xuống đểu chỉ gây ra chấn thương nhẹ ngoài da như bầm nhẹ, trầy xước hoặc đôi khi bị chảy máu do xấy xát. Vì da đầu là nơi có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên khi bị tổn thương có thể sẽ gây ra vết bầm to hoặc chảy máu nhiều.

Trẻ bị trầy xước, chảy máu do xây xát.

Chấn thương vừa và nặng: Khi trẻ bị ngã đập đầu có thể dẫn đến bị nứt xương sọ. Tuy nhiên theo khảo sát, trong 100 ca chấn thương đầu thì chỉ có 1-2 ca bị nứt xương sọ. Đa số các trường hợp bị nứt xương sọ chỉ gây nhức đầu ở nơi bị nứt và  thường không cần can thiệp vì có thể lành hẳn trong vài tuần. Song ba mẹ không nên chủ quan, vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ở những trẻ bị ngã đập đầu. Một số biến chứng có thể xảy ra đó là não bên trong bị tổn thương gây chấn động não.

Lực va đập quá lớn có thể khiến não bị dập, bầm hoặc thậm chí làm vỡ các mạch máu nuôi não, gây xuất huyết não. Các biến chứng này có thể làm ảnh hưởng tới mức độ tri giác, thần kinh của bệnh nhân và thậm chí nặng hơn dẫn tới tử vong. Các biến chứng này có thể xảy ran gay sau chấn thương hoặc diễn ra chậm sau một vài ngày hoặc một vài tuần sau khi trẻ bị ngã đập đầu.

2. Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất.

Thông thường, rất khó để dựu đoán chính xác chấn thương não nào là lành tính và chấn thương nào nguy hiểm. Một số dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ chấn thương não ở trẻ khi con bị ngã đập đầu mà ba mẹ nên chú ý:

  • Trẻ bất tỉnh: Dù cho trẻ bị bất tỉnh trong thời gian ngắn chỉ khoảng vài giây cũng cần chú ý vì lực va đập đủ mạnh thì có thể gây tụ máu trong não. Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ tới trung tâm y tế ngay lập tức.
  • Rối loạn tri giác: Sau khi bị ngã nếu trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một t hời gian lại có những biểu hiện bất thường như tập trung kém, lơ mơ, không nhận ra người thân, trẻ trở nên kích động khó dỗ,…thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở ý tế để thăm khám.
  • Trẻ bị nôn ói trên 3 lần: Sau khi ngã, thông thường  dù không bị chấn thương sọ não thì cũng có thể bị nôn trớ 1-2 lần do khóc, ho hoặc do sự va đập của hộp sọ. Tuy nhiên nếu trẻ nôn trớ trên 3 lần thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị chấn thương sọ não, cần đưa trẻ đi viện ngay. Để phòng trường hợp trẻ nôn trong vài giờ đầu sau khi bị ngã chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống nước, không nên dùng đồ ăn đặc.
Trẻ bị nôn, ói trên 3 lần sau khi ngã đập đầu.
  • Trẻ ngủ nhiều: Trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều sau khi bị ngã. Điều này khiến cho việc theo dõi bất thường của trẻ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, cần theo dõi xem trong giấc ngủ trẻ có những biểu hiện bất thường gì không.
  • Bị mất thăng bằng vận động: Nhiều trẻ có biểu hiện chóng mặt sau khi ngã, đây là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị mất thăng bằng khi di chuyển, kéo lê chân hay bị ngã, mất phương hướng thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, ba mẹ nên theo dõi xem khi chơi trẻ có làm được mọi việc như ngồi thẳng, đi lại vững vàng không. Với trẻ chưa biết đi thì theo dõi xem trẻ có ngồi, bò bình thường không, có quấy khóc nhiều hơn thường ngày hay không.
  • Dấu hiệu ở mắt: trẻ có thể bị xuất hiện các dấu hiệu như lác mắt, đồng tử 2 bên không đều, bị va vào đồ vật khi di chuyển,… trong 24 giờ đầu sau khi bị ngã. Đối với những trẻ lớn có thể mô tả được tình trạng của mình như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc trẻ bị chảy máu, nước dịch từ lỗ mũi, lỗ tai,…
  • Biểu hiện khác: Sau khi trẻ bị ngã đập đầu nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác thường mà ba mẹ thấy không an tâm thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để được kiểm tra chính xác hơn.

Trong một số trường hợp, tuy trẻ bị chấn thương sọ não nhưng trẻ chưa có biểu hiện gì khi đi khám sẽ được bác sĩ cho về nhà. Tuy nhiên ba mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ trong vài ngày sau đó nếu trẻ có các dấu hiệu như: Quấy khóc nhiều, đau đâu, buồn nôn hoặc nôn trớ nhiều, lơ mơ, khó đánh thức, co giật, cử động bất thường, gặp khó khăn đi đi lại thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trong thời gian theo dõi trẻ không có dấu hiệu gì bất thường thì sẽ không đáng lo.

3. Cách sơ cứu cho trẻ khi bị ngã đập đầu.

Khi trẻ bị ngã đập đầu ba mẹ hãy sơ cứu cho trẻ theo hướng dẫn cơ bản sau:

  • Nếu thấy trẻ bị trầy xước nhẹ thì nên rửa sạch vùng da bị trầy xước bằng nước sạch bà xà phòng dịu nhẹ.
  • Nếu đầu trẻ có vết bầm sưng thi nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ liên tục trong khoảng 15-20 phút giúp vết bầm không tiến triển va làm giảm đau. Nếu vết bầm to, nhiêu nên chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm 2-3 lần/ngày trong 1-2 ngày sau khi trẻ bị ngã đập đầu.
Chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ.
  • Khi trẻ bị chảy máu ít sử dụng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch, ấn thẳng vào vết thương để cầm máu khoảng 10 phút hoặc cho tới khi không chảy máu thêm.
  • Nếu trẻ nôn 1 -2 lần nên cho trẻ nghỉ ngơi và chỉ uống nước lọc. Nếu trẻ uống được nước và không nôn thêm thì sau đó 1 - 2 giờ có thể cho trẻ ăn uống bình thường.
  • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, theo dõi sát trong vòng 2 giờ đầu sau chấn thương;
  • Nếu trẻ bị đau tại chỗ hoặc nhức đầu, có thể cho bé uống thuốc giảm đau khi cần nhưng cần đợi ít nhất 2 giờ sau chấn thương mới cho uống. Việc đợi khoảng 2 tiếng để tránh trẻ bị ói khi vừa uống thuốc vào. Các loại thuốc có thể sử dụng là Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp với cân nặng, độ tuổi của bé. nếu trẻ còn bị đau đầu sau 24 giờ sau chấn thương thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Lưu ý theo dõi xem bé có bị chấn thương vùng cổ không.

Không nên:

  • Làm nóng chỗ bị thương như đắp khăn ấm lên vết thương: Vì khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết nên chườm nóng sẽ làm mạch máu giãn ra, khiến máu chảy nhiều hơn và gây bầm tím nặng, khó lành hơn.
  • Bôi dầu gió: Việc day, bôi dầu gió vào vùng bị sưng sẽ làm vết thương càng nặng vì khiến một số mạch máu nhỏ bị chảy máu liên tục.
  • Di chuyển nạn nhân trong tình trạng nguy cấp: Việc di chuyển trẻ khi không cần thiết có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho vết thương sọ não, cột sống, cổ,...

Nếu ba mẹ chủ quan trước việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, không chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ thì có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, cần thận trọng trong việc trông giữ và nuôi dạy trẻ, phòng tránh các nguy cơ té ngã, chấn thương cho bé. Đồng thời, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau khi bị ngã đập đầu thì nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Qua bài viết Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất Gabe hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ biết cách xử trí cũng như cách phòng tránh khi trẻ bị ngã đập đầu phía trước hay trẻ bị ngã đập đầu phía sau.

Nếu thấy bài viết hay và thú vị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Liên hệ với Gabe:

• Website: gabe.vn

• Fanpage: Gabe.vn

• Địa chỉ: Số 77, ngõ 46, đường Việt Bắc, Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

• Hotline: 02082233999
• Email: [email protected]

Chủ đề chính: #ngã

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn