CĂNG THẲNG CỦA VIỆC SO SÁNH XÃ HỘI
Đăng 3 năm trướcNếu bạn hay tự so sánh mình với những người khác, hãy đọc bài viết này!!!!
So sánh xã hội là động lực phổ biến của con người được xuất hiện ngay ở tuổi thơ ấu, trong thời điểm đó một đứa trẻ mới chập chững biết đi đã biết muốn có được tất cả những món đồ mà đứa trẻ khác có trong tay. Đến khi ở lứa tuổi tiểu học nó lại được thể hiện ở việc trẻ thường thích và cố gắng làm theo những thứ được cho là phong trào để được chú ý khi cùng tham gia hoạt động hay chơi cùng với bạn bè.
TỔNG QUAN
Trường trung học, đây là thế giới của các nhãn hiệu, của trào lưu âm nhạc, bè phái và nỗi lo bị tẩy chay là khi các vấn đề xã hội nổi cộm hơn bao giờ hết và không thể nào biến mất khi tất cả mọi người đều tập trung vào việc mình phải vào trường đại học tốt hơn, tìm được việc làm tốt hơn, kết hôn với người mà bạn bè phải ganh tị và cùng họ xây dựng một cuộc sống đẹp như tranh vẽ. Khi bắt đầu có con cái, điều này lại tiếp tục thông qua con của họ.
Những người trưởng thành cũng phải đối mặt với nhiều áp lực giống như ở tuổi thanh thiếu niên không ở mức độ này thì cũng ở mức độ khác: So sánh về ngoại hình, địa vị xã hội, tài chính, thậm chí là các mối quan hệ.
Việc so sánh giữa con người với nhau vốn là một việc hết sức tự nhiên, nó giúp chúng ta cùng phát triển như một nhóm gắn kết, giúp chúng ta học hỏi lẫn nhau không bị tụt lại quá lâu so với tiềm năng vốn có của bản thân.
Nó cũng giúp chúng ta xác định được giá trị của bản thân, đánh giá cách chúng ta đang làm trong những lĩnh vực của cuộc sống, thậm chí giúp cúng ta tự hào về bản thân trong một vài trường hợp. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra nhiều căng thẳng và khiến chúng ta đối đầu, cạnh tranh hơn mức cần thiết.
NGHIÊN CỨU
Các nhà nghiên cứu xác định có hai loại so sánh xã hội: So sánh trên, kiểu so sánh này là kiểu so sánh mà con người nhìn vào những người mà chúng ta cảm thấy họ có những điểm vượt trội hơn so với bản thân, điều này giúp chúng ta có cảm hứng và nhiều hy vọng; và so sánh dưới, là kiểu so sánh mà chúng ta nhìn xuống những người có điều kiện thấp hơn bản thân mình, giúp chúng ta có khẳng định vốn dĩ hoàn cảnh và điều kiện của mình đã rất tốt.
Những so sánh này không phải lúc nào cũng không tốt, nhưng nhiều lúc lại không mang lại nhiều giá tri như chúng ta nghĩ, và ở một khía cạnh khác chúng đôi lúc thực sự có hại cho mức độ cảm nhận hạnh phúc và sự căng thẳng của chúng ta. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc so sánh xã hội có lợi hay có hại là lòng tự trọng của mỗi con người, những căng thẳng mà vốn chúng ta đã có trong cuộc sống và liệu chúng ta đang so sánh mình với người ở tầng trên hay tầng dưới.
CÁC YẾU TỐ RỦI RO
Những người có lòng tự trọng cao hơn và có ít căng thẳng trong cuộc sống có xu hường tích cực hơn so với các so sánh xã hội. Một ví dụ điển hình khi một người so sánh bản thân với những người kém hơn về điều kiện họ cảm thấy tự hào về bản thân mình.
Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng cao sẽ có xu hướng gặp nhiều khó khăn hơn. Những người có lòng tự trọng thấp hoặc gặp phải những mối đe dọa hoặc căng thẳng lớn thường có xu hướng so sánh dưới thường xuyên hơn. Điều này có thể nâng cao tâm trạng của họ, còn đối với những người có lòng tự trọng cao khó cảm nhận được diều này.
So sánh trên- so sánh bản thân với những người có điều kiện tốt hơn, đây là cách để tạo ra nguồn cảm hứng. Những người muốn giảm cân nặng của mình có thể sử dụng hình ảnh của những người có vóc dáng đẹp để để có động lực thực hiện mục tiêu của bản thân.
Những người đang làm việc chăm chỉ trong kinh doanh có thể xây dựng cho mình một hình mẫu mà họ cố gắng noi theo để soi sáng con đường của bản thân. Tuy nhiên, đối với những người có lòng tự trọng thấp hoặc đã trải qua những căng thẳng thường thấy tệ hơn khi họ đưa ra những so sánh này, họ sẽ tự ti và gia tăng căng thẳng.
SO SÁNH TẠO RA CĂNG THẲNG
So sánh xã hội thực tế có nhiều dạng. Về cơ bản, ở bất cứ cuộc tụ tập nào chúng ta cũng thường có xu hướng so sánh bản thân và thường hình thành những thứ bậc, chính thức hoặc không thành văn. Các cơ sở, cơ quan, tổ chức đều có những dịp nhằm bầu chọn những người xuất sắc và hầu hết mọi người đều biết những cá nhân có ảnh hưởng lớn.
Các nhóm mẹ bỉm sữa lại đem các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ và những mỗi quan hệ của họ nhằm chứng minh rằng con họ đang tiến nộ và đo lường mức độ thành công với vai trò làm mẹ của họ. Từ những người đạt được thành tích cao đến những người có mối quan hệ bạn bè tốt, hạnh phúc, chúng ta có xu hướng so sánh.
Tuy nhiên, những so sánh này có thể khiến chúng ta căng thẳng vì qua đó chúng ta có thể nhìn thấy những sai sót của bản thân khi so sánh trên. Chúng ta có thể trở nên tự phụ hoặc thích cạnh tranh khi chúng ta có những so sánh dưới, điều này có thể tạo ra những căng thẳng trong các mối quan hệ của chúng ta.
TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
Phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa so sánh xã hội lên một cấp độ hoàn toàn mới trong vài năm qua. Chúng ta thấy những điều người khác đã làm được còn mình thì không, chúng ta căng thẳng khi tự đặt ra vấn đề liệu chúng ta có xây dựng cho mình một cuộc sống đầy đủ, tận hưởng cuộc sống hay không. Chúng ta so sánh cuộc sống lúc bình thường của mình với những kỷ niệm đẹp nhất của người khác. Chúng ta không biết rằng những bức ảnh họ đăng là những bức ảnh nổi bật nhất trong hàng chục bức ảnh hay họ thực sự là những bức ảnh trong những sự kiện bình thường và ngẫu nhiên diễn ra.
Bằng cách này hay cách khác, nhiều người nhận thấy rằng mạng xã hội làm trầm trọng thêm sự so sánh theo cách tồi tệ nhất, khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy bản thân thật tồi tệ, điều này thực tế đã được chứng minh. Điều này cũng giống như những tình huống bình thường ngoài đời thực.
Bạn có thấy vui và hạnh phúc cho một người bạn khi nhận được từ họ những tin vui, nhưng bạn có chút hối tiếc cho bản thân vì bạn không có được vận may tương tự? Ngược lại, bạn có cảm thấy mình hài lòng chút xíu khi chứng kiến người khác gặp những sự cố, bất hạnh khiến bạn cảm thấy may mắn hơn không?
Mặc dù những cảm giác này nhiều lúc xuất hiện không chủ định, nhưng chúng ta không cần để việc so sánh là một việc hiển nhiên, một phần quan trọng. Chúng ta có thể giảm thiểu kiểu suy nghĩ so sánh này và chống lại nó bằng nỗ lực của bản thân để chúng ta cảm thấy bớt căng thẳng.
BẠN BÈ CẠNH TRANH
Một người bạn cạnh tranh tốt là người có thể làm những việc có lợi cho chúng ta nếu họ đang cố gắng vượt lên chính mình và hỗ trợ chúng ta tự đấu tranh, hoặc nếu tinh ý họ sẽ thúc đẩy chúng ta phát huy tiềm năng của mình.
Nếu bạn cảm thấy mình bị đánh giá, nếu bạn cảm thấy bạn của mình khó chịu với thành công của bạn, hạnh phúc khi bạn thất bại, hoặc nếu bạn cảm thấy mình bị thúc ép quá mức, thì đây không phải là sự cạnh tranh lành mạnh.
LỢI ÍCH SO SÁNH XÃ HỘI MANG LẠI
Tất nhiên, có một khía cạnh nào đó, so sánh xã hội cũng mang lại những hiệu ứng tích cực ở khả năng cạnh tranh xã hội. Khi bạn bè của chúng ta, họ đều làm tốt công việc của mình họ cũng truyền cảm hứng cho chúng ta phát triển từng ngày.
Và khi chúng ta so sánh dưới, với những người có điều kiện thấp hơn, chúng ta có xu hướng đánh giá cao những gì chúng ta đang có. Chúng ta nhận ra rằng nếu không cố gắng bản thân sẽ ở một vị trí khác tồi tệ hơn. Chúng ta cảm thấy biết ơn nhiều và nâng cao được sự đồng cảm, trắc ẩn của bản thân.
Ngay cả việc chúng ta không cho phép bản thân thất bại bởi vì nỗi sợ xấu hổ cũng là một động lực tốt. Sự khác biệt của cạnh tranh thân thiện và “cạnh tranh với những kẻ thù không độ trời chung” là yếu tố hỗ trợ. Kẻ thù thường tự cao và khinh thường với những thất bại của người khác. Mặt khác, những người cạnh tranh thực sự là động lực thúc đẩy bạn thành công, vui mừng trước những thành công của bạn và giúp bạn tiếp tục vượt qua những thời điểm khó khăn của cuộc đời.
LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ GIẢI PHÓNG ĐƯỢC BẢN THÂN
Nếu bạn thấy mình đang bị mắc kẹt vào cái bẩy so sánh xã hội với những cảm giác thật khó chịu từ việc so sánh với những người đang ở trên hay ở dưới mình, điều quan trọng là bạn phải biết để thoát ra điều này. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để thay đổi nhận thức của bản thân.
Tìm một hình mẫu lý tưởng
Khi bạn đang làm việc để theo kịp hình mẫu, thần tượng, bạn có thể học hỏi được nhiều điều từ những thành công của họ (động lực cá nhân, những điểm xuất chúng của họ…) mà không cần thêm yếu tố cạnh tranh vào mối quan hệ này của chính bạn. Học từ một hình mẫu như Oparah Winfrey hay Elon Musk dễ hơn là học từ một người bạn nào đó trong vuộc sống của bạn để rồi bạn luôn thấy mình “thấp kém hơn” khi nhìn thấy thành công của họ.
Tao liên kết hỗ trợ
Sẽ dễ dàng hơn để loại bỏ những cạnh tranh xã hội không cần thiết kho bạn tạo cho mình được sợ dây liên kết hỗ trợ và tập trung vào họ. Đây có thể là một nhóm bạn với mục tiêu, lý tưởng chung, Bạn có thể bắt đầu bằng những nhóm bạn ăn kiêng, nhòm tập thể dục hoặc bất cứ nhòm nào được xây dựng quanh mục tiêu . Hoặc tham gia vào những nhóm có tổ chức, chẳng hạn như Weight Watchers, hoặc đăng ký một buổi tập nhóm tại phòng tập thể dục.
Người đồng hành
Bạn cũng có thể tìm một người bạn đồng hành để chia sẻ động lực. Thay vì một nhóm bạn, bạn và người đồng hành của bạn có thể cùng kiểm tra mục tiêu hành động của nhau, ăn mừng cùng nhau, hỗ trợ, thúc đẩy nhau thực hiện kế hoạch.
Điều này đặc biệt bởi nó sẽ hỗ trợ cho tinh thần của cả hai, giúp bạn có thêm tinh thần trách nhiệm để thực hiện kế hoạch (không làm cho người đồng hành của mình buồn) giúp nhân đôi niềm vui khi thực hiện được kế hoạch.
Hãy nghĩ đến những điều mà bạn đã làm được
Khi bạn cảm thấy mình đang so sánh, hãy cố gắng ghi lại “điểm số” mà bạn đã làm được. Nếu bạn đang cảm thấy ganh tị với thành công của người khác hãy nghĩ lại những thành công và điểm mạnh của chính bản thân mình. Nếu bạn cảm thấy mình mình quá tự cao hãy nhắc nhở bản thân về những điểm mạnh của đối phương và những điều mà họ đã mang đến cho bạn.
Hãy duy trì nhật ký biết ơn để biết được những điều bạn đã làm được thay vì gậm nhấm những điều mà bạn thất bại. Điều này cũng giúp bạn tập trung vào cuộc sống của chính bản thân bạn chứ không phải là tập trung vào cuộc sống của người khác.
Trau dồi lòng trắc ẩn
Lòng trắc ẩn mang lại cho con người nhiều lợi ích, vì vậy việc nuôi dưỡng nó như một thói quen tốt. Hãy ngẫm lại những việc nhỏ bạn có thể làm cho những người bên cạnh bạn hoặc thậm chí là người lạ. Nếu được hãy luyện tập thiền tịnh tâm. Hãy là phiên bản tốt nhất của bản thân và bạn sẽ không cuốn vào việc so sánh mình với người khác.
Tránh kẻ thù
Nếu bạn đang sống trong một môi trường mà ở đó hay có sự đánh giá, so sánh xã hội, thì bạn đừng quan tâm (và tốt hơn hết) nên tránh xa. Có thể không thể tránh khỏi việc so sánh xã hội nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm thiếu sự quan tâm và tiếp xúc, chuyển sự chú ý sang một chủ đề khác.
Tên gốc: The Stress of Social Comparison
Tác giả: Elizabeth Scott, MS
Báo: Verywell mind
Link gốc: https://www.verywellmind.com/the-stress-of-social-comparison-4154076
Dịch: #sun