Hoa Vien Yêu màu mây, màu violet. Thích mùa thu dịu ngọt. Ghét mùa hè nóng bỏng.

Chiêm ngưỡng những bức ảnh gây chấn động về môi trường của các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới

Đăng 6 năm trước

Những bức ảnh dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chân thật nhất về việc con người chúng ta đã trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại môi trường sống của chính mình như thế nào!

Dưới cây cầu bắc ngang một nhánh của sông Buriganga ở Bangladesh, một gia đình đang tách nhãn dán của các chai lọ và chọn những chai sạch nhất để bán lại cho các đại lí thu mua phế liệu. Mỗi tháng, những người này kiếm được khoảng 100 đô la. Ảnh: Randy Olson.

Rác thải nhựa phần lớn đến từ những vật liệu dùng để đóng gói và chiếm gần một nửa lượng chất thựa trên toàn cầu. Chúng hầu như không bao giờ được đốt hay tái chế. Ảnh: Jayed Hasen

Ngay sau khi chụp xong bức ảnh này, nhiếp ảnh gia John Cancalosi đã giải thoát chú cò tội nghiệp khỏi sự giam cầm của chiếc túi nilon. Đây là hình ảnh được chụp tại một bãi rác ở Tây Ban Nha. Ảnh: John Cancalosi

Ánh mắt tuyệt vọng và đau đớn của một chú hải cẩu khi bị siết cổ bởi một chiếc vòng nhựa. Ảnh: Internet

Tác giả của bức ảnh này - Nhiếp ảnh gia Justin Hofman buồn bã chia sẻ: “Tôi đã ước rằng bức ảnh này không có thật. Thông thường, cá ngựa hay bám vào nhành cỏ biển hoặc mảnh vụn thực vật trôi nổi để giữ mình khỏi bị dòng nước cuốn đi. Tuy nhiên, trong vùng nước ô nhiễm ngoài khơi đảo Sumbawa ở Indonesia, chúng buộc phải bám vào một que tăm bông”. Ảnh: Justin Hofman

Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng một triệu chai lọ được bán ra trên khắp thế giới. Ảnh: David Higgins

Những chú linh cẩu đang lang thang nhặt rác tại bãi phế thải ở Harar, Ethiopia. Chúng dỏng tai lắng nghe tiếng xe chở rác tới và nhanh chóng đào bới với hi vọng tìm được thức ăn lẫn trong đó. Một số loài động vật đang tự thích nghi để sống giữa thế giới tràn ngập rác thải như hiện nay. Ảnh: Brian Lehmann

Chiếc lưới đánh cá làm bằng nhựa cũ bị vứt trôi nổi trên biển đã vô tình giam cầm một chú rùa biển. Dù có thể vươn lên khỏi mặt nước để thở nhưng nếu không có sự giải thoát kịp thời của nhiếp ảnh gia Jordi Chias thì chắc chắn nó sẽ chết. Đây chính là ví dụ điển hình của “câu cá ma” - tình trạng các vật liệu bị vứt xuống biển và gây hiểm nguy lớn cho mọi loài sinh vật. Ảnh: Jordi Chias

Theo ước tính, tới năm 2050, hầu như mọi loài chim biển trên khắp hành tinh sẽ ăn nhựa. Ảnh: PRAVEEN BALASUBRAMANIAN

Có khoảng 700 loài động vật biển đã ăn hoặc vướng phải rác thải nhựa. Ảnh: Ohn Johnson

Tấm ảnh này được chụp tại Midway Atoll, một quần đảo xa xôi phía Bắc Thái Bình Dương, chú hải âu chết do ăn phải quá nhiều nhựa thải trên các bãi biển du lịch. Ảnh: Internet

Khung cảnh tại bờ biển ở Okinawa, Nhật Bản. Một chú ốc mượn hồn đang cố gắng nép mình vào phía bên trong chiếc nắp chai bằng nhựa để tự bảo vệ phần bụng mềm. Những du khách thường thu thập vỏ ốc - ngôi nhà đặc trưng của ốc mượn hồn - để phục vụ sở thích nhưng lại “trả” lại bằng rác trên mặt cát. Ảnh: Shawn Miller

Một chú bồ nông đang ngồi trong vũng dầu ở đảo Queen Bess, bang Louisiana, Mỹ sau vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon vào ngày 20/4/2010. Nhiều tháng sau thảm họa này, dầu vẫn tràn lênh láng trên mặt biển. Ảnh: Internet

"Nhẵn nhụi" - Đây có vẻ là cái tên phổ biến của những tấm ảnh chụp các vùng đồi núi trên khắp thế giới, khi mà tình trạng khai thác gỗ làm đồ dùng đang ở mức đáng báo động. Ảnh vùng rừng hoang tàn này nằm ở gần vườn quốc gia Oregon, Mỹ - Ảnh: Intrenet

Những chai nhựa ngập tràn trên mặt đài phun nước Cibeles, bên ngoài tòa thị chính ở trung tâm Madrid. Ảnh: Randy Olson

Dede Surinaya - vận động viên lướt ván Indonesia đang lướt giữa rác rưởi tại đảo Java, hòn đảo thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới. Ảnh: Internet.

Năm 2015, con người thải đã ra hơn 6,9 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được đốt, 79% còn lại được chôn xuống đất hoặc vứt thành đống tại các bãi rác. Ảnh: Abdul Hakim

Sau khi rửa sạch những chiếc túi nilon tại sông Buriganga, Noorjahan (người phụ nữ trong ảnh) bắt đầu phơi khô chúng. Số túi này sẽ được bán cho các đơn vị tái chế và ít nhất là 1/5 số rác thải nhựa trên toàn cầu đã được tái sử dụng bằng cách này. Ảnh: Internet

Những chiếc xe tải chở chai nhựa đang di chuyển tới một cơ sở tái chế ở Valenzuela, Philippines. Chúng được thu thập bởi người nhặt rác, người buôn phế liệu từ những con phố khắp Manila. Thông thường, chai và nắp nhựa sẽ được xắt thành miếng nhỏ, tái chế và đem đi xuất khẩu. Ảnh: Randy Olson

Những hạt nhựa nhiều màu sắc này đã được nhặt nhạnh, rửa sạch và phân loại bằng tay rồi phơi khô cạnh sông Buriganga. Có khoảng 120.000 người làm việc trong ngành công nghiệp tái chế không chính thức này tại Dhaka, nơi có tới 18 triệu cư dân đang sống chung với 11.000 tấn rác thải mỗi ngày. Ảnh: Internet

Ngày nay, bất cứ khu vực nào trên khắp thế giới cũng đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đó có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm tiếng ồn... Và theo tính toán của các nhà khoa học, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường hay các loài động vật quý hiếm đang dần tuyệt chủng... là những thách thức lớn nhất mà các thế hệ con cháu chúng ta trên khắp thế giới phải đối mặt trong những thập kỷ sắp tới.

Chủ đề chính: #ô_nhiễm_môi_trường

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn