kinkinlogistics Vận chuyển Kin Logistics là công ty hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, cung cấp các giải pháp toàn diện về Logistics Website: https://kinkinlogistics.com/ Map: https://goeco.link/GUZRS

CIF là gì? Thông tin chi tiết về CIF trong xuất nhập khẩu

Đăng 11 tháng trước
CIF là gì? Thông tin chi tiết về CIF trong xuất nhập khẩu

CIF là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến trong giao dịch ngoại thương và rất quan trọng trong Incoterm. Vậy CIF là gì? Những thông tin chi tiết về điều kiện CIF sẽ được Kin Kin Logistics thông tin chi tiết với bạn trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu CIF là gì?

Khái niệm CIF là gì được rất nhiều người làm trong lĩnh vực Logistics quan tâm. CIF là tên viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Cost, Insurance, and Freight. 3 yếu tố này được hiểu cụ thể như sau:

  • Cost (Giá thành)

Cost tức là giá bán hàng hóa, bao gồm cả giá mua hàng và các khoản chi phí khác. Các khoản phí cũng được tính vào giá thành bao gồm phí vận chuyển trong nước, phí xếp dỡ. Ngoài ra còn có các khoản phí khác liên quan đến việc chuẩn bị hàng hóa cho việc xuất khẩu.

  • Insurance (Bảo hiểm)

Người bán phải mua một bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng, hoặc tai nạn trong quá trình vận chuyển. Phí bảo hiểm được tính vào giá thành CIF.

  • Freight (Vận chuyển)

Người bán phải chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích được chỉ định.

CIF là điều kiện giao hàng trong Incoterm

Vậy CIF là gì? CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong Incoterm 2010. Đây là điều kiện quy định rõ trách nhiệm của người mua và người bán trong vận chuyển hàng hóa. Thực chất, CIF nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán trong thương mại quốc tế. Khi sử dụng điều khoản CIF, người mua chỉ phải chịu trách nhiệm về chi phí liên quan sau khi hàng đã được giao đến cảng đích. Nó bao gồm các khoản phí nhập cảnh và phí vận chuyển nội địa từ cảng đến địa điểm cuối cùng, phí thông quan.

Bạn đọc tham khảo thêm:

Vận chuyển door to door là gì- Những thông tin bổ ích nhất

Phí vận chuyển từ Nhật về Việt Nam có đắt không?

2. Trách nhiệm của các bên khi xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF là gì?

Dựa theo khái niệm CIF là gì ở phần trên, chúng ta cũng có thể thấy ngay được trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan khi thực hiện theo điều khoản này.

Trách nhiệm với bên bán

Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng từ kho đến bến cảng và sắp xếp hàng hóa lên tàu. Bên cạnh đó, người bán còn chịu trách nhiệm tìm kiếm đơn vị vận chuyển để gửi hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ. Chi tiết trách nhiệm của người bán trong CIF đó là:

  • Mang hàng đến cảng, xếp lên tàu
  • Mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện đảm bảo tối thiểu
  • Thuê phương tiện vận chuyển hàng
  • Chịu trách nhiệm về hàng hóa nếu có tổn hại, sự cố tại cảng xếp
  • Chịu cước phí mang hàng đến cảng xếp, bốc hàng, vận chuyển hàng bằng đường biến, khai báo hải quan, thuế xuất và các chi phí phát sinh tại nước xuất khẩu
  • Cung cấp thông tin, chứng từ hàng hóa cho bên mua
  • Thông tin tình trạng hàng hóa cho bên mua khi hàng lên tàu và gửi đi. Người bán phải gửi đầy đủ chứng từ gốc cho người mua khi hàng đã lên tàu.

Trách nhiệm của các bên liên quan trong CIF

Trách nhiệm với bên mua

Bên mua tiến hành nhận hàng tại cảng dỡ và có các trách nhiệm sau:

  • Thanh toán tiền hàng như ở trong hợp đồng mua bán
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu và thuế nhập khẩu (nếu có)
  • Nhận hàng tại cảng đến, chịu hoàn toàn trách nhiệm rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được xếp an toàn trên tàu
  • Chịu phí local charges tại cảng dỡ, thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nộp thuế, vận chuyển hàng về kho riêng và nộp các chi phí phát sinh khác
  • Người mua phải nhận được đầy đủ bộ chứng từ theo đúng yêu cầu.

3. Khi nào nên thực hiện xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF?

Tìm hiểu chi tiết CIF là gì, chúng ta cùng tìm hiểu khi nào thì nên sử dụng điều kiện CIF. Bởi không phải chỉ có mỗi CIF mà còn nhiều điều kiện khác bạn có thể lựa chọn khi xuất, nhập khẩu hàng hoá. Một số trường hợp nên sử dụng CIF đó là:

  • Cần sự tiện lợi

Nếu bạn là người mua và muốn có sự tiện lợi trong quá trình vận chuyển hàng hóa, CIF có thể là lựa chọn phù hợp. Với điều khoản CIF, người bán sẽ chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng các thủ tục và chi phí nhập cảnh tại cảng đích đã được chuẩn bị.

Lựa chọn CIF khi đối tác của bạn là bên đáng tin cậy

  • Đối tác xuất khẩu đáng tin cậy

Nếu bạn đã thiết lập mối quan hệ kinh doanh đáng tin cậy với người bán (người xuất khẩu). Và họ có kinh nghiệm và khả năng vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, thì mua CIF có thể làm giảm rủi ro và công việc quản lý của bạn.

  • Hàng có giá trị cao

Nếu hàng hóa bạn mua có giá trị cao và bạn muốn đảm bảo rằng nó được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển, CIF là một lựa chọn tốt. Trong CIF, người bán sẽ mua bảo hiểm hàng hóa và chịu trách nhiệm cho nó trong suốt quá trình vận chuyển.

  • Cần kiểm soát chi phí vận chuyển hàng 

Nếu bạn muốn kiểm soát và biết chính xác chi phí vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích, CIF cho phép bạn biết trước và tính toán chi phí này. Điều này giúp bạn dự tính chi phí mua hàng hóa một cách chính xác hơn.

4. Lưu ý khi sử dụng điều kiện CIF là gì?

CIF chỉ áp dụng cho phương thức vận tải biển và thủy nội địa

Để hiểu rõ về CIF là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng điều kiện CIF nhé:

  • Phương thức vận tải: CIF chỉ áp dụng cho phương thức giao hàng là đường biển và thủy nội địa
  • Trường hợp sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải như trường hợp hàng hóa được bàn giao cho một hãng vận chuyển tại ga container thì trường hợp này không nên sử dụng CIF.
  • Trong điều kiện CIF Incoterm 2020, có 2 cảng rất quan trọng là cảng nơi hàng được giao trên tàu và cảng được thỏa thuận là điểm đến của hàng hóa.
  • Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao cho người mua bằng cách đặt chúng lên tàu tại cảng giao. Tuy nhiên, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng từ khi giao hàng đến điểm đến đã được thỏa thuận. Các bên nên xác định chính xác điểm đến tại cảng đích được đặt tên. Người bán cần lập một hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến cảng giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng giải đáp CIF là gì mà bất cứ ai làm xuất nhập khẩu cũng cần phải biết. Mong rằng bạn đã hiểu rõ định nghĩa CIF và áp dụng thành công trong công việc của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập website: kinkinlogistics.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hay nhé.

Nguồn: https://kinkinlogistics.com/tin-tuc/cif-la-gi-n339

Chủ đề chính: #kin_kin_logistics

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn