Cùng khám phá hình tượng Rồng ở các quốc gia phương Đông xưa
Đăng 6 năm trướcRồng là hình tượng một sinh vật thần thoại, được tạo nên qua nhận thức và trí tưởng tượng của con người. Hình tượng Rồng mang hình dáng gần giống loài bò sát như Thằn Lằn, Kỳ Đà, Thuồng Luồng, Cá Sấu, Rắn..., tuy nhiên do quá trình giao lưu văn hóa bằng con đường buôn bán, truyền bá và du nhập các tín ngưỡng, tôn giáo giữa các quốc gia, hình tượng Rồng có sự tương đồng với nhau qua sự ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa giữa các nước phương Đông.
Ở phương Đông, hình tượng rồng thường xuất hiện trong các tác phẩm chạm khắc và hội họa, đặc biệt là trong Phật giáo và Đạo giáo. Trong nghệ thuật hội họa, hình tượng rồng có sự kết hợp của 9 loài vật có thật trong thế giới tự nhiên, tạo nên sự uy quyền và linh thiêng. Cùng với việc trải qua từng thời đại, từng triều đại khác nhau ở mỗi quốc gia, hình tượng Rồng cũng đã biến đổi, chuyển mình sang nhiều hình dạng phù hợp với quan điểm và thẩm mỹ của con người trong mỗi thời kỳ, ở các vùng miền bản địa.
Rồng ở Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 龍 chữ Hán giản thể: 龙 âm Hán Việt: long) là một loài động vật truyền thuyết. Sau này là hình tượng Rồng của các triều đại phong kiến Trung Quốc:
Nhà Hán (giản thể: 汉朝; phồn thể: 漢朝; Hán-Việt: Hán triều; bính âm: Hàn cháo; Wade–Giles: Han Ch'au; 206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần, được biết đến sau khi qua đời là Hán Cao Tổ (漢高祖). Triều đại nhà Hán bị gián đoạn bởi Vương Mãng, một ngoại thích nhà Hán, tự lập mình lên làm hoàng đế, thành lập nhà Tân(9 - 23). Sau đó, hoàng thân Lưu Tú đã khôi phục lại chính quyền nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị, được biết đến với tên gọi Hán Quang Vũ Đế (漢光武帝).
Nhà Đường (tiếng Trung: 唐朝; bính âm: Táng Cháo, Hán Việt: Đường triều;18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập. Cao Tổ hoàng đế đã từ lâu thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 - 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Tống (tiếng Trung: 宋朝; bính âm: Sòng Cháo, Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên. Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.
Nhà Liêu hay triều Liêu (giản thể: 辽朝; phồn thể: 遼朝; Hán-Việt: Liêu triều; bính âm: Liáo Cháo 907/916-1125), còn gọi là nước Khiết Đan (契丹國), là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc, vận nước kéo dài từ năm 907 đến năm 1218, dài 331 năm, đối kháng kéo dài với triều Tống ở phía nam.
Nhà Nguyên (chữ Hán: 元朝, Hán Việt: Nguyên triều) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập và cũng là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc. Triều Nguyên do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt lập nên vào năm 1271, định đô tại Đại Đô (nay là Bắc Kinh), đến năm 1279 thì công diệt Nam Tống, thống nhất khu vực Trung Quốc.
Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng, tại phủ Ứng Thiên đăng cơ, quốc hiệu Đại Minh, do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), kinh sư cũ đổi thành Nam Kinh.
Nhà Thanh (tiếng Mãn: daicing gurun; tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс; chữ Hán: 清朝; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Ngavới Đông Bắc Trung Quốc. Nhà Thanh cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.
Nhìn chung, loài Rồng ở Trung Quốc có hình dài như rắn, thân có vảy như vảy cá, có đầu như đầu sư tử, bốn chân có móng vuốt. Rồng có thể bay được, có thể phun nước tạo mưa. Trong thuật ngữ âm dương thì rồng là dương còn phượng hoàng là âm. Rồng là loài có khả năng tạo gió bão, lụt. Đây là một trong 12 con giáp. Rồng đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự may mắn. Rồng là biểu tượng của các hoàng đế Trung Hoa, với chữ long được ghép với các danh từ chỉ vua Trung Hoa (long thể, long bào). Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun. Ví dụ thành ngữ Vọng tử thành long (望子成龙) nghĩa là hy vọng con trai mình là người thành đạt. Rồng Trung Quốc ảnh hưởng đến các biến thể rồng ở nhiều nước châu Á như rồng Nhật Bản, rồng Triều Tiên, rồng Việt Nam, Naga.
Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392. Tên Cao Ly, bắt nguồn từ tên Cao Câu Ly, đã được phiên âm thành Korea và dùng làm tên chính thức để chỉ nước Triều Tiên. Cao Ly đã mở rộng biên giới vương quốc đến tỉnh Wonsan (Nguyên Sơn, 원산, 元山) ngày nay về phía đông bắc (936 - 943) và sông Áp Lục (Amnok hay Yalu, 압록, 鴨綠) (993) và cuối cùng hầu như toàn bộ bán đảo Triều Tiên (1374).Cai trị vương quốc Cao Ly là nhà Cao Ly của dòng họ Vương (Wang, 왕, 王), kinh đô đóng ở Khai Thành (Gaeseong, 개성, 開城). Người sáng lập nhà Cao Ly là Vương Kiến (Wang Geon, 왕건, 王建), tức vua Thái Tổ vào năm 918. Vương triều này kéo dài 474 năm với nhiều biến cố lịch sử thăng trầm nhưng đã để lại nhiều dấu ấn rất đáng kể trong lòng lịch sử Triều Tiên cùng với sự phát triển Phật giáo, khoa học quân sự, nghệ thuật... Vua nhà Cao Ly cuối cùng đã bị một vị tướng là Lý Thành Quế phế truất vào năm 1392 để lập ra nhà Triều Tiên.
Nhà Triều Tiên (chữ Hán: 朝鮮王朝; Hangul: 조선왕조; Romaji: Joseon dynasty; 1392 – 1910) hay còn gọi là Lý Thị Triều Tiên (李氏朝鲜), là một triều đại được thành lập bởi Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế và tồn tại hơn 5 thế kỷ. Triều đại này được thành lập sau khi Lý Thành Quế lật đổ nhà Cao Ly tại Khai Thành. Khi đó, tên của vương quốc cũng được đặt lại theo tên của vương triều và kinh đô được dời về Hán Thành (Seoul ngày nay) và các đường biên giới phía cực bắc của vương quốc được mở rộng đến các đường biên giới tự nhiên tại sông Áp Lục và sông Đồ Môn (sau cuộc chinh phục người Nữ Chân). Nhà Triều Tiên là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Triều Tiên. Đây cũng là vương triều theo Nho giáotồn tại lâu dài nhất trên thế giới.
Trong truyền thuyết Hàn Quốc, rồng con mang hình dáng của một con mãng xà Imoogi khổng lồ. Trải qua một thời gian dài nó mới biến thành rồng. Imoogi có nhiều hình dáng rất đáng sợ và hung tợn.Trong truyền thuyết Hàn Quốc, sau khi được sinh ra, một con Imoogi mất một khoảng thời gian dài mới có thể biến thành rồng. Trong các tác phẩm nghệ thuật xứ Kim chi, mãng xà Imoogi không có chân, không có râu. Nó mang một số đặc điểm của rắn, rùa và cá. Trong văn hóa Hàn Quốc, rồng đại diện cho thần nước và mọi người tin rằng loài vật này có thể đem lại may mắn, mưa thuận gió hòa.
Ryūjin or Ryōjin (龍神 ‘’Long Thần’’?), còn được gọi là Ōwatatsumi, là thần cai quản biển khơi trong thần thoại Nhật Bản. Hình tượng con rồng Nhật Bản biểu trưng cho sức mạnh của đai dương có miệng lớn và có thể biến thành hình dạng con người. Ryujin sống ở cung điện Ryūgū-jō dưới biển khơi xây bằng san hô đỏ và trắng. Từ đây ông điều khiển thủy triều bằng hai viên ngọc Kanju (‘’can châu’’) và Manju. Rùa biển, cá và sứa thường được vẽ làm nô bộc của Ryujin.Ryūjin là cha của nữ thần xinh đẹp Otohime, vợ của hoàng tử thợ săn Hoori. Thiên hoàngđầu tiên của nước Nhật, Jimmu, được cho là cháu nội của Otohime và Hoori. Do đó, Ryujin được coi là một trong các tổ tiên của các Thiên hoàng Nhật Bản.
Loài rồng xuất hiện rất nhiều trong các cung điện Hồi giáo từ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận Nam Á. Vào thời trung cổ và cận đại, chúng được đưa vào văn hóa Ba Tư, trong các câu chuyện cổ tích hay các tín ngưỡng.
Được sáng tác vào cuối thế kỷ thứ 10, đầu thế kỷ 11, thần thoại nổi tiếng của Ba Tư là thiên sử thi Shahnama đã kể về các trận chiến của những người anh hùng với rồng xen lẫn trong các câu chuyện huyền bí về vũ trụ, về Hồi giáo, và về các nền văn minh. Một trong những người anh hùng nổi bật nhất là Bahram Gur được lấy hình tượng phỏng theo vị vua Bahram V của đế quốc Sassanid. Bahram Gur thường được vẽ trong một trận chiến với rồng.
Rồng Ba Tư có những đặc điểm giống với rồng Trung Hoa, với thân hình dài và đứng trong ngọn lửa. Có lẽ thông qua việc giao thương buôn bán, mà hình tượng rồng Trung Hoa đã tới thế giới Ba Tư. Kết quả của điều đó là những con rồng đặc biệt xuất hiện ở tận vương quốc Ottoman tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ như con rồng lượn quanh tán lá được vẽ bởi danh họa Shah Quli vào thế kỷ 16. Tất nhiên, con rồng Ba Tư dù mang dáng dấp của rồng Trung Hoa, nhưng trông lại rất độc ác và dữ tợn, mất đi tính cách của rồng Trung Hoa.
Sau này, rồng cũng xuất hiện trong các bức tiểu họa Hồi giáo. Nhưng nghệ thuật trang trí rồng Ba Tư không lên tới đỉnh điểm ở Trung Đông, mà lại bước vào giai đoạn hoàng kim ở tận Ấn Độ, dưới vương triều Mughal. Trong trường ca Shahnamah viết vào thế kỷ 19, người anh hùng Bahram Gur đang mổ bụng một con rồng để giải cứu một người đàn ông. Con vật trong tranh dù được gọi là rồng, nhưng lại giống một loài thằn lằn khổng lồ hơn. Bức vẽ này dựa trên một truyền thuyết khác từ tận thế kỷ thứ 5, được cải biên vào thế kỷ thứ 11 trong sử thi Ba Tư, và rồi lại tiếp tục được tái hiện thông qua nghệ sĩ Ấn Độ vào thế kỷ 19.
Dù có du nhập và trộn lẫn hình tượng rồng Trung Hoa, nhưng rồng Ba Tư không có được những phẩm tính thiêng liêng như rồng Trung Hoa. Hành động hiền lành nhất của rồng Ba Tư là việc đua tài cùng các con vật, xem ai sẽ xứng đáng là loài linh thú làm chủ rừng xanh.
Hình tượng Rồng Việt Nam trong trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang một bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt, khác hẳn với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác.Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Người Việt có nguồn cội Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng là biểu tượng vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ.
Nhìn chung, Rồng Việt Nam luôn có những mô-típ rõ ràng đặc trưng:
- Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
- Miệng rồng luôn ngậm viên châu, trong khi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.
Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất của phương Đông cổ đại.
Sự đối chiếu và so sánh hình tượng của Rồng ở các nước phương Đông qua từng thời kỳ khác nhau, vừa có những nét tương đồng với nhau về đại thể, cái vòi (mũi) của Rồng thể hiện sự tương đồng rõ ở các nước phương Đông, sau đó đến bòm, râu, sừng, móng vuốt, mắt và thân mình... Vừa có những đặc trưng riêng tiểu dị do sự thay đổi nhận thức theo thời gian và trong sáng tạo mỹ thuật trang trí rất đa dạng ở một số nước: Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật, Iran...
Martin Trieu - Ohay.tv
(Tổng hợp và biên soạn)