Đây mới là cách chăm sóc răng miệng đúng nhất
Đăng 7 năm trướcChăm sóc răng miệng là con đường tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Có được một hàm răng khỏe mạnh quan trọng hơn những gì bạn nghĩ. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem phương pháp chăm sóc răng hiệu quả là như thế nào nhé!
Quan tâm chăm sóc tốt cho răng miệng trong suốt cuộc đời bạn có thể giúp bạn tránh được nhiều vấn đề khi bạn già đi. Việc chăm sóc răng đúng cách có nghĩa là bạn phải đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày cũng như thường xuyên đến gặp nha sĩ khi bạn có bất cứ vấn đề nào về răng miệng.
Chăm sóc răng miệng là con đường tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Có được một hàm răng khỏe mạnh quan trọng hơn những gì bạn nghĩ. Hãy cùng xem xét mọi thứ mà bạn mong đợi miệng của bạn làm mỗi ngày. Bạn sử dụng miệng để ăn, để cười, để nói và nhiều hơn thế nữa. Sức khỏe răng miệng kém có thể ảnh hưởng một phần hoặc tất cả những hoạt động trên.
Muốn có được sức khỏe răng miệng tốt không khó để đạt được nhưng cần phải rèn luyện một cách nghiêm túc và xuyên suốt. Do đó, hãy sử dụng những lời khuyên này trong suốt cuộc đời để chăm sóc răng miệng của bạn được khỏe mạnh hơn.
Trẻ sơ sinh và trẻ em
Hàm răng đầu tiên hầu như được hoàn thành từ khi mới chào đời. Lúc đầu những chiếc răng này được “che dấu” dưới nướu răng. Khi được sáu tháng tuổi, răng em bé bắt đầu nhú ra. Chiếc răng sữa cuối cùng mọc khi em bé được khoảng 24 tháng tuổi. Khi em bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, cần vệ sinh răng hàng ngày cho trẻ. Những người chăm sóc nên dùng một chiếc bàn chải mềm cỡ dành cho trẻ sơ sinh hoặc khăn lau sạch và làm ẩm để lau nhẹ nhàng hàm răng và nướu răng của bé.
Bạn có thể quan tâm chăm sóc răng của trẻ theo những gợi ý sau
- Làm sạch răng mới của bé mỗi ngày. Khi răng đầu tiên nhú ra, hãy làm sạch chúng bằng cách chà nhẹ nhàng với khăn ướt sạch. Khi răng lớn hơn, sử dụng bàn chải đánh răng dành cho trẻ nhỏ.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng kem đánh răng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước để đánh răng cho trẻ.
- Đừng để trẻ đi ngủ trong khi ngậm bình sữa. Để trẻ nhỏ ngủ khi đang ngậm bình – hoặc liên tục bú sữa mẹ, nếu bú sữa mẹ – có thể gây sâu răng nghiêm trọng, gọi là “Sâu Răng Ở Trẻ Nhỏ”.
- Khuyến khích trẻ lớn hơn ăn đồ ăn vặt ít đường, như trái cây, phô - mai, và rau. Tránh cho bạn ăn nhiều kẹo, giảm tình trạng nhai kẹo quá nhiều gây nên sâu răng.Hãy dạy con của bạn những cách để đánh răng đúng và tầm quan trọng của việc giữ răng miệng một cách sạch sẽ.
- Thường xuyên đưa trẻ đến Nha sĩ. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên đi khám nha sĩ từ khi trẻ được một tuổi.
Lứa tuổi thiếu niên
Quan tâm chăm sóc tốt cho răng miệng sẽ giúp bạn có hơi thở dễ chịu, nụ cười duyên dáng và tránh bị sâu răng.
Đây là một số những lời khuyên đơn giản để bạn có thể thực hiện.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flor.
- Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất một lần trong một ngày.
- Đừng hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có thể làm răng của bạn bị đổi màu, gây hôi miệng và nguy cơ ung thư cao.
- Đội mũ bảo hiểm khi chơi những môn thể thao có nhiều va chạm. Đến gặp nha sĩ sáu tháng một lần để khám định kỳ và thường xuyên làm sạch răng miệng.
Đối với người lớn
Tiếp tục chăm sóc tốt cho răng miệng khi đã là một người trưởng thành có thể giúp bạn tránh rụng răng do sâu răng gây ra, tránh được viêm lợi hay những vấn đề khác liên quan tới răng miệng. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng thì nên đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể.
Dưới đây là một số điều hữu ích mà bạn có thể thực hiện
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flor.
- Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất một lần trong một ngày.Đừng hút thuốc hoặc nhai thuốc lá có thể làm răng của bạn bị đổi màu, gây hôi miệng và nguy cơ ung thư cao.
- Hỏi bác sĩ nếu thuốc của bạn có các phản ứng phụ có thể làm hỏng răng của bạn. (Ví dụ, một số loại thuốc có thể khiến bạn bị khô miệng).
- Thường xuyên nhìn vào miệng để kiểm tra các vết loét trên răng, nướu bị kích thích, hoặc những thay đổi khác.
- Gặp nha sĩ 6 tháng một lần để khám sức khỏe định kỳ.
Những điều bạn cần biết khi bạn không chăm sóc răng miệng. Khi bạn không đều đặn quan tâm chăm sóc cho răng miệng của mình, bạn có thể gặp những vấn đề sau:
Những lỗ thủng trong răng
Những lỗ thủng những chấm đen trong răng là do sâu răng gây nên. Răng của bạn có thể phân rã ra khi bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn để lấy ra những thức ăn thừa còn dính trên răng mà việc đánh răng không thể làm sạch hết được. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như viêm tủy răng, viêm cuống răng vô cùng đau đớn.
Viêm nướu răng.
Mảng bám trên răng của bạn có thể dẫn đến viêm nướu răng. viêm nướu răng là một bệnh nhiễm trùng trong mô hỗ trợ răng của bạn. Nó có thể làm cho răng trở nên lỏng lẻo theo thời gian. Khi những mảng bám thức ăn không được làm sạch hàng ngày, sẽ tích tụ dần lại và tạo thành những mảng bám cao răng, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, gây viêm nhiễm vùng nướu răng.
Ung thư khoang miệng.
Việc vệ sinh răng miệng kém, dùng răng giả không đúng cách cũng có thể dẫn đến kích thích niêm mạc gây ung thư. Khi kết hợp với thói quen hút thuốc và uống rượu thì việc tăng ung thư khoang miệng còn cao hơn. Bên cạnh đó, người có thói quen nhai trầu, xỉa thuốc cũng dễ bị ung thư miệng ở vị trí mặt trong má.
Làm mất đi sự tự tin của bạn
Khi răng của bạn không sạch sẽ, bạn có hơi thở không thơm tho. Hôi miệng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi làm việc ở trường học, hoặc trong các tình huống xã hội khác. Điều này có thể khiến bạn không còn muốn tham gia nữa. Sức khỏe răng miệng kém lâu dài có thể dẫn đến mất răng, có thể khiến bạn ít cười hơn. Tất cả những điều này có thể làm bạn mất tự tin đi rất nhiều.
Khi nào cần đi gặp Nha sĩ.
Nếu bạn cảm giác bị đau răng hay bị viêm nướu, đừng chần chờ gì nữa. Hãy đi gặp nha sĩ sớm nhất có thể. Bạn càng chờ đợi lâu,việc đó chỉ càng làm răng của bạn tồi tệ hơn mà thôi.
Bạn cũng nên gặp nha sĩ hai lần một năm để làm sạch mảng bám trên răng của mình. Nếu nha sĩ chuẩn đoán bạn bị viêm nướu răng hãy chia sẻ chuẩn đoán này với nha sĩ của bạn.
Sau đây là những câu hỏi bạn có thể đặt ra cho nha sĩ của mình:
- Chế độ ăn uống của tôi có ảnh hưởng gì đến răng miệng của tôi không?
- Kem đánh răng mà tôi đang sử dụng có tốt hơn kem đánh răng khác không?
- Liệu tôi có đang đánh răng đúng cách?
- Tôi có nên trồng răng hay làm răng giả không?
- Liệu phương pháp chữa tủy răng có an toàn?
- Phương pháp trám răng bằng armalgam có an toàn?