Mình Là Thư

Decidophobia – Vì sao một số người hoảng sợ khi đưa ra quyết định?

Đăng 2 năm trước
Decidophobia – Vì sao một số người hoảng sợ khi đưa ra quyết định?

Hôm nay ăn gì, mặc gì? Có một số người lại thấy hoảng sợ khi đứng trước những lựa chọn các bước tiếp theo của cuộc đời. Những người đó có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ hãi mang tên “Decidophobia”.

Ai trong chúng ta cũng phải đối diện với vô vàn quyết định từ nhỏ đến trọng đại mỗi ngày. Ta phải cân nhắc giờ nào ăn, ăn gì, mấy giờ đi ngủ, học gì, làm công việc gì, v.v. Nhưng có một số người lại thấy hoảng sợ trước việc lựa chọn các bước tiếp theo của cuộc đời. Những người đó có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ hãi mang tên “Decidophobia”.

Thế giới bất tận những lựa chọn khiến một số người mắc Decidophobia (Ảnh: Google)

Decidophobia là gì?

“Decidophobia” hay nỗi sợ đưa ra quyết định sai lầm là một thuật ngữ được đặt ra bởi nhà triết học Walter Kaufmann của Đại học Princeton.

Hội chứng này ám chỉ những người cảm thấy hoảng sợ về trách nhiệm của quyết định, ngay cả khi đứng trước những lựa chọn nhỏ nhất. Về lâu dài, decidophobia dẫn đến sự lệ thuộc vào người khác, mất khả năng định hướng và kiểm soát tổng thể.

Người mắc chứng Decidophobia có biểu hiện gì?

Các biểu hiện sẽ tùy theo tính nghiêm trọng của tình trạng có thể kể đến như:

  • Lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến việc đưa ra quyết định
  • Né tránh quyết định, thoái thác trách nhiệm cho người khác
  •  Không kiểm soát được sự lo lắng của bản thân
  • Gặp các cơn hoảng loạn: căng cơ, run rẩy chân tay, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, hoặc tăng huyết áp.
Người mắc chứng Decidophobia thường lo lắng, hoảng sợ quá mức (Ảnh: Pinterest)

Nguyên nhân nào dẫn đến Decidophobia?

Mặc dù nguyên nhân chi tiết chưa được xác định nhưng có thể quy về tác động của môi trường và trải nghiệm trong quá khứ.

Trước đây, có thể họ từng rơi vào trạng thái tiêu cực như: tuyệt vọng, đau đớn và ám ảnh vì những lựa chọn sai lầm. Ký ức không mấy tốt đẹp về hậu quả khiến họ day dứt không thôi.

Decidophobia có thể xuất phát từ môi trường sống. Người mắc có khuynh hướng bị ảnh hưởng tâm lý khi người thân cận bị các bệnh tương tự. Hoặc họ có thể lớn lên trong sự ngờ vực và chì chiết liên tục từ những người quan trọng như gia đình, bạn bè.

Vượt qua Decidophobia như thế nào?

Sau đây là một số phương pháp để đối mặt nỗi sợ quyết định được chuyên gia gợi ý trên Forbes:

1. Học cách tin tưởng bản thân

Nói lời yêu bản thân mỗi ngày (Ảnh: Pinterest)

Bạn nên xây dựng niềm tin vào bản thân từ những quyết định nhỏ nhất hằng ngày như quyết định bữa ăn, quần áo bạn mặc, v.v Hãy liên lục nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể làm được hoặc tự thôi miên bằng cách nói lớn câu đó hơn 5 lần mỗi ngày. Sau mỗi quyết định, cần nhìn nhận lại và tìm ra những điểm tích cực của quyết định đó.

2. Tách rời bản thân khỏi kết quả

Bạn có thể nhìn nhận các lựa chọn của bạn thân bằng góc nhìn của người thứ hai. Bạn đối thoại với bản thân với một số câu hỏi như:

  • Bạn sợ kết quả nào nhất, và tại sao? 
  • Viễn cảnh rủi ro và tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? 
  • Phân tách theo những câu hỏi nguyên nhân – kết quả như: Bạn làm việc này thì sẽ dẫn đến kết quả gì? Điều gì sẽ không xảy ra nếu bạn chọn làm việc này? Hoặc nếu bạn không chọn việc này thì điều gì sẽ xảy ra? 

Từng bước từng bước, gỡ rối những ám ảnh của bạn và chuẩn bị một số kế hoạch dự phòng cho những rủi ro tiềm ẩn.

Tự vấn bản thân trước khi quyết định (Ảnh: Pinterest)

3. Dừng lại và hít thở

Hít thở và tìm không gian yên tĩnh để trấn an tinh thần (Ảnh: Pinterest)

Nếu có quá nhiều lộn xộn trong tâm trí thì hãy dừng lại một chút, điều chỉnh nhịp thở, tìm đến không gian thoáng và yên tĩnh hơn. Bạn có thể thiền và tập theo những ứng dụng IOS như Calm, Headspace, Liberate, iBreathe.

Một phương pháp khác là viết hoặc vẽ lại những suy nghĩ quẩn quanh tùy theo sở thích và sự thoải mái bản thân. Việc gọi tên và định hình dòng suy nghĩ, cảm xúc giúp bạn đào sâu vào nội tâm và hiểu chân tướng vấn đề mình đang gặp phải.

4. Tìm đến trợ giúp y tế khi tình hình nghiêm trọng

Khi tình trạng vượt khỏi tầm kiểm soát, hãy tìm đến những người có chuyên môn, bác sĩ tâm lý để giúp bạn điều trị nó.

Nếu bạn là người phát hiện người thân có biểu hiện mắc “decidophobia” thì nên dành thời gian chia sẻ với họ. Khi tình trạng trở nặng, bạn nên chủ động đưa họ đến gặp bác sĩ.

Tìm đến bác sĩ khi tình trạng trở nặng (Ảnh: Pinterest)

Trong một thế giới bất tận những lựa chọn, bạn sẽ đánh mất cơ hội phát triển nếu trở thành chiếc thuyền giấy - chịu sự đưa đẩy của người khác. Hãy tin rằng những thất bại sẽ giúp ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Chủ đề chính: #tâm_lý_học

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn