Đồ chơi càng ít trẻ càng thông minh? Bố mẹ nên biết càng sớm càng tốt!!!
Đăng 6 năm trướcDù bạn giàu hay nghèo, đều không nên mua quá nhiều đồ chơi cho con, nhiều đồ chơi ngược lại không tốt cho sự phát triển não ở trẻ. Tại sao lại nói như vậy?...
1. Đồ chơi càng ít trẻ càng thông minh
Dù bạn giàu hay nghèo, đều không nên mua quá nhiều đồ chơi cho con, nhiều đồ chơi ngược lại không tốt cho sự phát triển não ở trẻ. Tại sao lại nói như vậy? Khi có quá nhiều đồ chơi, sẽ có xu hướng ngó món này một cái, nhìn món kia một cái, khiến trẻ thiếu đi tinh thần nghiên cứu, hơn nữa sẽ không tha thiết một món đồ chơi nào cả, từ đó dẫn tới việc hình thành thói quen xấu là cái gì cũng không thích, chơi gì cũng không quá vài ba phút. Khi có ít đồ chơi, trẻ sẽ động não, sẽ nghĩ mọi cách để nghiên cứu một món đồ chơi, càng chơi càng phong phú đa dạng, hơn nữa còn chơi không biết chán, càng nghĩ ra nhiều trò, bé sẽ càng yêu thích món đồ chơi đó, càng gắn bó với món đồ chơi ấy, một món đồ chơi có thể nghĩ ra vô số cách chơi khác nhau. Một cái đầu thông minh được bồi dưỡng theo cách tự nhiên như vậy đó. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo cách này: Cha mẹ phân loại đồ chơi trước, sau đó lấy hai ba món đồ chơi đưa cho con chơi, đồng thời hãy dành thời gian chơi với con thường xuyên, khích lệ, cổ vũ bé động não. Đợi đến khi con chơi chán rồi, lại lấy hai ba món đồ chơi mới đưa con chơi.
2. Những trẻ tự ăn cơm từ bé, làm việc gì cũng chuyên tâm hơn
Khi còn bé, trẻ em chỉ có thể tập trung làm một việc, rất khó bị ảnh hưởng bởi những việc khác. Mà ăn cơm là một việc mà không gì có thể thay đổi được, đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Ăn cơm, tuy là một việc quá đỗi bình thường, nhưng đó là thời cơ tốt để rèn luyện thói quen và một số tính cách của trẻ. Cha mẹ châu Á thích bón cơm cho con, thực ra đó là một việc cực kỳ không nên, ăn cơm sẽ luôn khiến trẻ không chuyên tâm, kén ăn kén uống. Để trẻ tự ăn cơm từ khi còn bé, không những khiến trẻ tập trung ăn cơm, còn có thể giúp trẻ phát triển độ linh hoạt của các ngón tay, hơn nữa trong quá trình hoàn thành bữa ăn, còn có thể bồi dưỡng sự yêu thích của trẻ với đồ ăn, trẻ sẽ không kén ăn.
3. Thói quen ngủ nghỉ tốt là nền tảng cơ bản cho sức khỏe của trẻ
Trẻ sơ sinh, ngoài ăn ra thì chỉ có ngủ, cha mẹ có thể nuông chiều con mọi điều vô thưởng vô phạt khác, nhưng duy chỉ có giấc ngủ, nhất định phải kiên trì lâu dài và tuyệt đối không nhượng bộ. Trẻ em lớn lên trong khi ngủ, dù là sự lớn lên của chức năng cơ thể hay não bộ, đều lớn nhanh trong khi ngủ. Rất nhiều người cho rằng chỉ cần ngủ đủ là được, còn hay cho con ăn vào đêm khuya hoặc để con ngủ rất muộn, họ luôn cho rằng giấc ngủ không cần có quy luật thời gian. Thật ra quan điểm này cực kỳ sai. Thói quen ngủ tốt không những đem lại sự khỏe mạnh cho cơ thể trẻ, không những có lợi cho sự phát triển của não, còn có thể khiến trẻ hình thành một thói quen tốt cả đời. Bởi vì một người mỗi ngày sẽ dành một phần ba thời gian cho giấc ngủ.
4. Trải qua nhiều thử thách nho nhỏ có thể bồi dưỡng cá tính kiên cường ở trẻ
Rất nhiều bậc cha mẹ đều sợ con vật nhau, sợ con bị ốm, sợ con chịu ấm ức, vv... Các bạn có từng nghĩ rằng, trải qua những thử thách nho nhỏ ấy khi còn bé sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ? Lúc tập đi sẽ ngã mấy lần thậm chí mấy trăm lần. Nhưng nếu bạn không để con phải chịu những thử thách ấy, trẻ sẽ vì chưa trải qua mà sợ bị tổn thương, hồi bé sợ thì chẳng có vấn đề gì, nhưng khi trưởng thành thì sao? Con vẫn yếu ớt như thế, thì làm sao có thể đứng được trong xã hội phức tạp này? Bị ốm cũng thế, mỗi khi ốm cơ thể sẽ có thêm sức đề khác, vậy nên đừng sợ những thử thách nho nhỏ ấy, tính cách kiên cường vốn được luyện thành từ những điều đó đấy.
5. Đưa trẻ ra ngoài là trải nghiệm học tập đáng quý nhất
Đời người không chỉ là Dụng binh trên giấy, kiến thức sách vở dù có biết nhiều đến đâu chăng nữa, cũng cần con phải tiếp xúc, trải qua, chiêm nghiệm mới có thể biến kiến thức trên sách thành nguồn dinh dưỡng thực sự cho bộ não của mình. Có người nói rằng, trẻ em trước 3 tuổi căn bản không có trí nhớ, thế thì đưa bé đi chơi ngắm nhìn thế giới này có ích gì không? Thực ra quan điểm này không đúng, khi đưa trẻ ra ngoài, hưởng thụ quá trình này, nhìn thấy những điều khác biệt, những điều này đều đọng lại trong não bộ của trẻ, sẽ đem đến nhiều suy nghĩ cho trẻ trong việc học tập sau này. Từ nhỏ, đã nên đưa trẻ ra ngoài, đường đi càng nhiều, cuộc đời của trẻ càng phong phú. Tư duy của trẻ mới càng hoàn chỉnh.
6. Đọc sách có thể giúp ích cho trẻ trong việc học tập tư duy đa chiều
Thế giới trong sách vô cùng phong phú đa dạng, những đứa trẻ được sách hun đúc từ nhỏ, lối tư duy sẽ đa dạng hơn, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo cũng phong phú hơn. Trước khi đi ngủ, hãy để trẻ nghe vài cuốn sách, một là, có thể rèn luyện thói quen tĩnh tâm trước khi ngủ, còn có thể đi vào giấc ngủ an tĩnh nhanh hơn; hai là, những câu chuyện trong sách sẽ kích thích sự hiểu biết của trẻ về thế giới này, từ đó kích thích mong muốn học tập của trẻ. Để trẻ hình thành thói quen đọc sách, dần dần bạn sẽ nhận ra rằng điều này giúp ích rất lớn cho việc giáo dục trẻ từ nay về sau.
Xem thêm
-Nấm dịch-