nguyentin

Động vật có khóc thương cho cái chết như con người?

Đăng 6 năm trước

Một số loài động vật như cá voi, tinh tinh, chó,...thường trông khá đau khổ khi mất đi họ hàng hoặc con cái của chúng. Vậy chúng có thực sự tiếc thương cho cái chết như con người hay không, hay đó chỉ là một hành động bình thường thông qua lăng kính hiểu biết của con người? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Câu trả lời vẫn còn là một trong những vấn đề đang tranh cãi

Có cả một định nghĩa trong ngành động vật học gọi là “animals grief” để chỉ hành động và cảm xúc tiếc thương cho các con vật đã chết ở một số loài động vật. Không những vậy, một số loài còn có cả những nghi thức “an táng” và thậm chí “thăm mộ” vô cùng thú vị và trang nghiêm không kém gì con người.

Động vật có cảm xúc không?

Sự tiếc thương cho đồng loại đã khuất, đối với những nhà khoa học ủng hộ ý kiến này, xuất hiện ở rất nhiều giống loài động vật, nhưng chủ yếu là ở các loài động vật có vú cụ thể là loài linh trưởng và các loài chim. Họ lý giải ở loài này có sự gắn kết giữa đồng loại với nhau đặc biệt hoặc cả sự gắn kết với các động vật khác loài. Những nhà động vật học đã nhận thấy sự thay đổi trong sinh hoạt của những con tinh tinh khi có một con trong bầy của chúng “ra đi”, những con tinh tinh khác nhịn ăn trong một vài ngày chúng im lặng và nhìn chằm chằm vào cơ thể của con vật xấu số, và một vài hoạt động như cố gắng đánh thức con này dậy cũng xuất hiện. Đây hoàn toàn là một sự việc mang đậm chất con người, ngày nay chúng ta không làm điều này thường xuyên nữa, nhưng tổ tiên của chúng ta đã từng làm vậy.

Cũng tương tự như con người thời gian tiếc thương của các loài động vật còn tùy thuộc vào tập tính và cũng như mối quan hệ của chúng đối với con vật bị chết, thời gian sẽ lâu hơn nếu con vật đã chết là bạn đời hoặc là con cái của chúng, nhiều người phụ nữ đã khóc ròng nhiều tháng trời thậm chí nhiều năm vì mất con. Một số phản đối đã đặt ra câu hỏi rằng liệu chúng có biết được rằng đồng loại sẽ không thể quay trở lại sự sống một khi đã chết, câu trả lời là có, động vật biết và hiểu về sự vĩnh viễn của cái chết. Đã từng có một giai thoại ở một khu rừng kể rằng các con khỉ rất sợ một con rắn độc, cho tới khi các con khỉ đầu đàn dùng đuôi giết chết nó, các con khỉ khác thay phiên nhau lấy xác con rắn quấn quanh cổ để vui đùa, điều này cho thấy các con khỉ hiểu và ý thức được rằng cái chết là sự vĩnh viễn, sẽ không có trường hợp các động vật đã chết quay lại sự sống. Nhưng cũng không có bất cứ một hiểu biết nào có thể giúp ta kết luận được rằng các loài linh trưởng nhận thức được một ngày chúng cũng sẽ phải ra đi.

Chim chóc cũng tiếc thương!

Chim cũng là một trong những loài có thể hiện sự tiếc thương cho đồng loại, chim thường sẽ có bạn đời để giao phối, nếu 1 trong đôi chim ra đi, con còn lại sẽ có xu hướng nhịn ăn cho đến khi chết vì chúng có một sự liên kết lâu dài. Tuy nhiên, đối với động vật chúng sẽ không chôn cất cho đồng loại đã chết, thay vào đó chúng sẽ ném những vật lên cơ thể đó để che đậy nhằm tránh khỏi các loài động vật săn mồi và ăn xác thối sẽ kéo đến, chúng biết điều đó. Đào mộ để chôn cất chính là một trong những dấu hiệu đặc trưng của con người (theo nghiên cứu về Homo naledi).

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, có một trong những câu tuyên bố khá nổi tiếng về vấn đề này là: “Bạn sẽ không thể thấy nếu bạn không nhìn!” Nếu chúng ta nhìn kỹ, có rất nhiều minh chứng cho thấy cảm xúc ở động vật là có thật, trong lịch sử đã có rất nhiều câu chuyện cảm động về sự tiếc thương, tình cảm của động vật dành cho đồng loại hoặc thậm chí là các động vật khác loài mà chúng có sự gắn kết với. Dưới đây là những trường hợp các bạn hãy xem qua và tự rút ra kết luận cho mình xem các động vật có tiếc thương cho cái chết như con người hay không nhé.

1. Không thể tách rời

Gana, một gorilla mẹ thuộc Sở thú Munster, đã không chấp nhận cái chết của con nó, Claudio. Nhiều ngày trôi qua, cô cõng Claudio trên lưng đi vòng quanh, và sẵn sàng chống lại các nhân viên sở thú đang cố gắng đưa Claudio ra ngoài trước khi cái xác thối rữa. Những nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trường hợp rất đặc biệt đối với các gorilla mẹ khi mất con. Sự thật, đã có trường hợp rất nhiều người mẹ không chấp nhận cái chết của con mình, thậm chí bảo quản cái xác để trong nhà nhiều tuần lễ.

2. Hải táng

Cá voi sát thủ cũng là một trong những trường hợp thể hiện rõ. Khi một bạn đồng hành hoặc con của chúng qua đời, cá mẹ sẽ cố giữ thi thể của chúng trên trước mõm và bơi cho đến khi thi thể tiếp xúc đất liền, và cũng tương tự, khi một con chết, những con trong bầy cũng sẽ bảo vệ thi thể đó trở về đất liền.

3. Coi sóc những cái chết

Voi là loài có một trí nhớ khá tuyệt vời, chúng có nghi lễ an táng cho những con đã chết rất đặc biệt. Khi có một con nằm xuống, tất cả con voi trong bầy thậm chí khác bầy tập hợp lại để nhìn lần cuối cũng như nói lời từ biệt. Những con voi chết thường tập trung lại một chỗ như một nghĩa địa và thỉnh thoảng những con sống sẽ ghé qua và chạm vào những bộ xương bằng chiếc vòi của chúng, một hành động rất nhân tính.

4. Vuốt ve để an ủi

Ở loài khỉ đầu chó, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tăng cao của hoocmon căng thẳng của các con trong bầy khi có một con ra đi. Chúng thường ngồi lại với nhau để vuốt lông nhau như một cơ chế giúp thoải mái hơn làm giảm nhẹ các hoocmon này.

5. Tụ họp để nói lời tạm biệt

Quạ cũng có một nghi thức, chúng tụ họp lại với nhau quanh thi thể con vật đã mất. Chúng cũng có xu hướng dừng ăn một thời gian. Những loài chim là loài có sức ảnh hưởng lớn giữa đồng loại với nhau, đặc biệt là ở chim biết hót, thiên nga hoặc ngỗng, khi bạn đồng hành ra đi, chúng có xu hướng nhịn ăn đến chết.

6. Cá?

Các loài cá thường có biểu hiện bất thường khi có một con trong bầy chết (hoặc trong hồ), những nhà khoa học cho rằng đối với những con cá trong hồ sắp chết, chúng sẽ sản sinh nhiều hoocmon căng thẳng ra nguồn nước và làm ảnh hưởng đến những con cá khác. Nhưng có một số loài cá sống theo cặp, thì việc tiếc thương cho con cá lìa xa sớm cũng là điều dễ hiểu

7. Trường hợp khác loài

Một trường hợp khác loài khá nổi tiếng là chú chó Hachiko, suốt 10 năm sau khi chủ chết đã liên tục đến sân ga nơi mà ông ta lẽ ra sẽ quay về để chờ ông ta. Ngay ga tàu này ở Shibuya đã có một bức tượng của chú chó Hachiko, trung thành chờ đợi người chủ quay về sau 10 năm cho đến khi qua đời. 

Trường hợp rất đặc biệt và thú vị khác là ở sở thú Berlin, cô mèo Muschi bất chợt trở thành một cặp với chú gấu Mauschen và không thể tách rời, cho đến khi chú gấu qua đời, con mèo này vẫn ở lại trong chuồng gấu tại sở thú Berlin.

Việc tàn phá thiên nhiên và săn bắn bừa bãi đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng đưa vô số động vật vào hàng danh sách đỏ thậm chí biến mất khỏi hành tinh, bên cạnh đó còn có nạn bạo hành động vật dã man. Tất cả điều này nhằm muốn nhắn nhủ với chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn và cách đối xử với động vật, nó mang một ý nghĩa đạo đức rất lớn.

Khám phá

Chủ đề chính: #cái_chết

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn