Hành trình nghìn năm của bộ quốc phục Việt Nam
Đăng 9 năm trướcKhi nhắc tới quốc phục Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến Áo Dài. Tuy nhiên, bộ quốc phục của người Việt Nam đã trải qua những thay đổi đầy thú vị.
Khi nhắc tới quốc phục Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến Áo Dài nhưng ít ai biết được rằng, bộ quốc phục của người Việt từ thuở sơ khai trông như thế nào và nó đã dần dần thay đổi ra sao sau mấy nghàn năm lịch sử.
Từ những hình họa dưới đây sẽ phần nào khái quát được hành trình thay đổi của bộ quốc phục Việt Nam. Như mọi người có thể thấy, dưới nền văn hóa Đông Sơn, bộ quốc phục của người Việt có những nét riêng rõ ràng nhất lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của các bộ trang phục người phụ nữ lúc bấy giờ. Đây chính là quốc phục của nước ta kéo dài từ năm 2000 trước công nguyên cho tới năm 200 sau công nguyên, lúc này bộ trang phục cũng không bị ảnh gì bởi phong kiến và văn hóa của Trung Quốc. Khi nhìn vào họa tiết của trang phục có thể thấy những nét rất quen, đó cũng chính là những chi tiết điêu khắc trên chiếc trống đồng Đông Sơn vẫn còn lưu giữ cho đến bây giờ.
Từ triều đại nhà Lý, thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 đã có thể thấy, dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Quốc mà bộ trang phục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Bộ trang phục lúc này có tới 3-5 lớp, có lẽ do khí hậu lạnh của phương Bắc mà những chi tiết như chiếc khăn choàng cũng được tận dụng triệt để. Ở giai đoạn này có thể thấy 1 điểm chung là ống tay áo rất to và dài.
Cùng với đó, kiểu tóc thường thấy nhất của những người phụ nữ dưới thời này là búi cao. Tuy nhiên từ thế kỷ 16-18 thì những người phụ nữ bắt đầu phô ra vẻ đẹp mái tóc của mình bằng cách buông xõa. Quần áo cũng vẫn nhiều lớp nhưng tổng thể có phần nhẹ nhàng và thanh thoát hơn.
Có thể thấy dưới thời nhà Lê, bộ trang phục được thay đổi nhiều nhất, liên tục tiến hóa và gần như là thay đổi hoàn toàn kiểu dáng so với những bộ trang phục trước đó.
Đến năm 1826, váy bị cấm vì cho rằng "khó coi", và phần lớn phụ nữ ngày đó cũng cho rằng mặc quần thì dễ hơn mặc váy. Cũng đến thế kỷ 19, cổ áo và cúc áo bắt đầu xuất hiện. Thay đổi này phần nào là do sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Chiếc áo tứ thân cũng ra đời trong khoảng thời gian này, tuy nhiên, tác giả lại không đề cập nhiều về chiếc áo tứ thân vì từ đó đến nay nó cũng không tiến hóa nhiều dù vẫn phát triển song song cũng với áo dài.
Chiếc áo dài cũng bắt đầu xuất hiện. Những chiếc cổ áo ban đầu khá thấp nhưng đã dần dần cao hơn và gần nhau hơn, nếu như trước đó bộ áo dài thường rộng thì theo thời gian nó bắt đầu được nhấn nhá vào đường cong của người phụ nữ. Nhất là trong khoảng thời gian từ 1950 đến trước 1975, chiếc áo dài thường có eo thắt.
Cùng với thời gian, chiếc áo dài phát triển và trở thành quốc phục của Việt Nam. Những họa tiết trên áo dài đa dạng và cầu kì hơn. Không còn thắt eo như trước nhưng vẫn đảm bảo vừa vặn và tôn dáng của người mặc. Người ta cũng thường đội nón lá khi mặc bộ trang phục này. Chiếc áo dài bây giờ trông thướt tha, mềm mại và cũng có một nét gì đó vô cùng độc đáo thể hiện vẻ đẹp ngọt ngào của người phụ nữ Việt.
Nguồn:webtretho