GiangIMGs Mình thường xuyên chia sẻ các bài viết về công nghệ mới, marketing, những điều thú vị...
Tự do tại TP. HCM

Hãy đọc 17 mẹo sau đây, có lúc nó sẽ cứu bạn - Phần 2

Đăng 9 năm trước

Có những mẹo nhỏ thôi tuy nhiên nhiều trường hợp 'giá như' biết được nó thì đã cứu được một mạng người. Bài tiếp theo này, mình xin chia sẻ với mọi người 17 mẹo nữa, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nước hoa Obsession

Nước hoa Obsession được các nhà khoa học dùng để nhử Báo, Hổ, Sư tử... các loại thế nên nếu bạn đi dã ngoại hoặc đại loại những nơi có thể xuất hiện những loài vật này thì tốt nhất không nên sử dụng.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

2. Điểm mù của tài xế oto

Nếu bạn đi bộ, xe đạp, hay xe máy, hãy chắc chắn rằng bạn biết điểm mù của những người lái oto.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Vùng xám trong hình là điểm mù, khi bạn ở trong điểm mù, người lái xe oto không thể quan sát được bạn, do đó nếu đang ở khúc cua có thể tài xế sẽ đánh lái đột ngột làm bạn bị té.

3. Cây xoan

Cây xoan là một loại cây rất phổ biến ở miền Bắc & Trung, miền Nam thì mình không biết có không. Ngày còn nhỏ bọn mình hay lấy quả xoan để bắn chim. Có một điều lưu ý với các bạn đó là loại này nhìn hiền hiền nên thơ nhưng tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. Đối với quả xoan, chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ. Thế nên các bạn lưu ý khi bọn nhỏ chơi gần loại cây này.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

4. Hỏa hoạn

Đã đề cập nhiều lần trên Ohay TV, hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do khói chứ không phải lửa. Do đó, hãy cuối người càng thấp càng tốt, nếu có thể dùng một mảnh vải nhúng nước để bịt mũi.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Xem thêm: 10 ĐIỀU BẠN PHẢI BIẾT KHI CHÁY NHÀ

Bạn có thể dùng tạm áo ngực của chị em nếu sẵn có :D

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

5. Bị thương nặng

Khi bạn bị đâm bởi một vật gì đó khá nghiêm trọng, như trong hình dưới đây chẳng hạn, đừng nhổ nó ra khi không có bác sĩ bên cạnh. Máu sẽ tuôn và bạn sẽ "nghẻo"

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

6. Ung thư tinh hoàn

Khi bạn nam nào vô tình tiểu lên que thử thai mà thấy 2 vạch thì nhiều khả năng bạn đã bị ung thư tinh hoàn, khám bác sĩ ngay nhé.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

7. Tháng 7 xe ra, tháng ba xe vào

Mình đã từng suýt chết vì vụ này hồi còn nhỏ. Giờ nghĩ lại vẫn còn run. Nếu bạn đang ở vùng nước triều xe ra như thế này bạn sẽ rất khó có thể bơi vào bờ, càng bơi càng đuối. Thế nên hãy bình tĩnh, bơi song song với bờ biển sang một chỗ khác và sau đó bơi vào bờ.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

8. Cầu cứu

Nếu bạn cần sự trợ giúp của mọi người ở một nơi công cộng, hãy gọi đích danh một người nào đó chứ đừng ú ớ cứu tôi với. Vì thông thường tâm lý mọi người sẽ "chắc ai đó sẽ giúp thôi".

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

9. Ép tim

Đếm nhịp ép tim bằng Stayin' Alive. 

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

10. Tự chế phao cứu sinh với quần jean

Nếu bạn đang mặc một chiếc quần jean và đang lênh đênh sông nước đâu đó, hãy cởi nó ra và làm theo hướng dẫn của anh chàng này, bạn sẽ có một chiếc phao dùng tạm.

11. Phân biệt rắn cắn bạn là rắn thường hay rắn độc

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

  • Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.
  • Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Xem cách xử lý khi bị rắn độc cắn

12. Dùng ly cà phê để dự báo thời tiết.

Áp suất khí quyển ảnh hưởng đến các bong bóng trong ly cà phê của bạn, do đó nếu bạn thấy bong bóng ở giữa ly thì nhiều khả năng trời sắp có mưa bão.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

13. Khi bạn cần một chùm sáng lớn nhưng chỉ có đèn pin, hãy sử dụng cách này.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

14. Ăn rau chống đói

Khi bạn đang rất đói và không còn đồ gì để ăn, hãy thử tìm một số loại cây như: me đất, dâu tằm, cơm nguội, sắn dây, rau dền, rau má. Những loại rau dại này khá phổ biến ở Việt Nam và an toàn để ăn sống.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

15. Giải pháp cho xịt lốp

Nếu bạn bị xịt lốp ở một nơi xa xôi hẻo lánh không có cách nào để sửa, hãy đâm vài lỗ nhỏ ở bên 2 bên lốp sau đó nhét cỏ hoặc lá cây gì đó vào trong. Sẽ không thể cứu vớt được cái lốp của bạn nữa tuy nhiên đó là cách tốt nhất để bạn có thể tiếp tục khởi hành cùng nó.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

16. Khi bạn không có nước uống hãy đào một cái lỗ nhỏ trên đất, sau đó làm theo các bước sau:

  1. Cho ly hoặc bình chứa vào hố
  2. Gắn ống hút vào
  3. Nếu có thể hãy cho một vài tán lá cây hoặc ít cây cỏ vào để tạo thêm hơi ẩm. Không có cũng không sao.
  4. Dùng một miếng nilon lớn chắn toàn bộ miệng hố
  5. Dùng cát hoặc đất đá chặn xung quanh thành hố để hơi nước không bị thoát ra ngoài
  6. Cho một viên đá nhỏ vào trung tâm miếng nilon, đúng bên trên ly chứa nước. Đặt lệch là treo mỏ đấy :))
  7. Chờ và thưởng thức

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Cách khác, bạn có thể dùng một túi nilon sau đó buộc chặt vào một chùm cây như hình bên dưới. 

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

17. Cầm máu bằng các loại cây

Có nhiều loại cây có thể cầm máu như: trầu không, tàu bay, cỏ nhọ nồi, tía tô non. Mình thì đã được ông ngoại thực hành cầm máu bằng lá tàu bay. Ngày đó đẻo cù nên thử độ bén của dao rựa bằng cách chặt vào ngón trỏ :)) Ông ngoại đã nhai lá tàu bay và đắp vào vết thương. Vậy là ổn :) Khi không có các dụng cụ y tế, bạn cứ kiếm các loại cây này nhai ra rồi đắp vào vết thương. Còn nếu sợ nhai thì kiếm cái gì nghiền nhuyễn nó ra.

Trường hợp bạn không kiếm được các loại lá này, hãy kiếm mạng nhện. Vò chúng lại và đắp vào vết thương. Tơ nhện là vật liệu bền nhất trong tự nhiên. Nó cũng có nhiều giá trị y học, như chống viêm nhiễm, cầm máu, làm lành vết thương.

ảnh mẹo hay,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Có lẽ bài số 2 xin tạm dừng ở đây, mình buồn ngủ rồi :) Cảm ơn các bạn đã đọc bài, hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn, nếu thấy hay đừng quên nhấn Like và chia sẻ, biết đâu nó sẽ cứu sống được một mạng người!

à quên, nếu bạn chưa xem bài 1 có thể xem tại đây và nếu bạn có thông tin hữu ích nào khác hãy để lại comment nhé!

Lão Còi - Ohay TV

Chủ đề chính: #mẹo_hay

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn