Ngô Tuệ Never believe in whatever you hear unless you find it match to you. Never feel guity to say no Never stop loving yourself

Khám phá bất ngờ về chỉ số IQ

Đăng 8 năm trước

Nhiều người cho rằng nếu bạn có chỉ IQ cao bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Hãy cùng khám phá!

IQ là hai chữ viết tắt của danh từ lntelligent Quotion tức là chỉ số thông minh được dùng trong ngành tâm thần để định giá trị thông minh của trẻ em. Ít ai biết được rằng chỉ số IQ được sử dụng đầu tiên vào đầu thế kỷ 19 bởi hai nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet (1857-1911) và Theodore Simon (1872-1961)- những người xây dựng cách tính IQ vào năm 1905, chỉ muốn dùng nó để phát hiện các trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.

Tiếp đó, bài kiểm tra trắc nghiệm IQ được coi là hoàn chỉnh nhất của chuyên gia Hans Aizenk (1916-1997). Bài trắcnghiệm trở nên vô cùng phổ biến tại châu Âu trong những năm 50. Mọi người tính điểm IQ của mình cả ở văn phòng và những buổi tiệc.

IQ cao có phải là thông minh?

 Người ta chia ra các định mức của IQ như sau:Từ 85-115 đơn vị được coi là có chỉ số IQ bình thường. Đúng 100 đơn vị được coi là trung bình. Dưới 70 đơn vị được coi là thiểu năng và trên 145 đơn vị đượccoi là thiên tài. Như đã nói, bài kiểm tra trắc nghiệm trí thông minh không mang tính toàn diện, bởi vậy nên người có trí trưởng tượng cao nhưng tư duy logic không nhanh nhạy nếu làm trắc nghiệm sẽ cho điểm số IQ thấp. Thêm vào đó trong một khoảng thời gian quy định, một người có thể quan sát và hiểu những câu hỏi đưa ra hạn hẹp hơn nếu họ có được kéo dài thời gian suy nghĩ. Bởi vậy,điểm số IQ không liên quan đến suy nghĩ thực tế hay khả năng sáng tạo. Trí thông minh là một khái niệm vô cùng phức tạp, không thể chỉ kiểm chứng thông qua một vài bộ câu hỏi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những người IQ cao không chắc là thực hiện các công việc xuất sắc hơn những người có IQ thấp hơn. IQ cao không có nghĩa là làm ra được nhiều tiền. Tính sáng tạo dường như liên quan đến cảm xúc hơn trí thông minh. Tuy nhiên, những người IQ cao thường khám phá ra được những đường lối có thể phô bày diễn tả được khả năng sáng tạo của mình. Và nhiều người sáng tạo không cần phải có IQ cao. Trí thông minh được đo qua chỉ số IQ không phải là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công trong đời sống bởi bài kiểm tra không hẳn là nơi bạn bắt đầu cuộc đời mình mà vấn đề chính là bạn làm gì với tài mình có.

Và từ những nhân vật thành đạt, các nhà khoa học đã tổng kết ra một chỉ số mới, có tính chính xác hơn IQ, đó là EQ. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ số EQ quan trọng hơn IQ và những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Đó là từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EQ). Bằng các thực nghiệm và phân tích, các chuyên gia đã chứng minh được lý trí - đại diện là trí thông minh không xuất hiện ở dạng thuần tuý nhìn thấy, sờ thấy được mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc. Người có EQ cao là người hiểu được bản thân mình cũng như hiểu người khác – theo cách nói của Việt Nam là “biết mình biết người”, hơn thế nữa là khả năng chế ngự được cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. EQ cao cũng đồng nghĩa với việc dễ thích nghi, luôn hài hoà trong một tập thể, dễ nhận được sự hợp tác. Trong thế kỷ 21, khả năng làm việc nhóm rất được đề cao, bởi vậy những người có EQ cao tương đối có cơ hội thành đạt rất lớn. EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện cảm xúc, tình cảm từ nhỏ mà có được. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai. Bởi trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội nên hiện EQ chưa có được một công thức tính toán riêng.

Theo các chuyên gia người thông minh nhất trong lịch sử là William James Sidis (1898- 1944)- chỉ số IQ 250 - 300


Chỉ số IQ của William James Sidis thực ra chưa được xác định chính xác. Các chuyên gia chỉ ước chừng chỉ số IQ của ông trong khoảng 250 - 300, đồng nghĩa với việc ông là người có số điểm IQ cao nhất trong lịch sử.

Vậy tại sao các chuyên gia lại đánh giá chỉ số IQ của Sidis cao như vậy?

William James Sidis sinh năm 1898, ông bắt đầu vào Đại học Harvard để học toán học ở tuổi 11, lứa tuổi mà lúc đó khiến ông trở thành người trẻ nhất từng đăng ký học tại trường đại học có uy tín nhất nước Mỹ và thế giới.

Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, ông bắt đầu giảng dạy, nhưng các sinh viên lớn tuổi hơn ông đã không chấp nhận được giáo dục bởi người mà họ xem là một cậu bé.

Thậm chí, vì sự "học quá nhanh" của mình, ông còn bị những người khác trong xã hội và cả những người bạn xa lánh.

Phần đời còn lại của ông đã bị hủy hoại bởi những rắc rối pháp lý sau khi tham gia vào các phong trào xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng vì những rắc rối này mà ông đã bị chính cha mẹ mình đưa vào một viện điều dưỡng nhằm cải tạo quan điểm chính trị của ông.

Sau khi ra viện vào năm 1921, con người thiên tài này đã quyết định đoạn tuyệt với toán học và các viện nghiên cứu để sống một cuộc sống tương đối bình thường.

Ông qua đời ở tuổi 46 vì bị xuất huyết não.

Một điều thú vị là theo trắc nghiệm của các nhà khoa học, chỉ số IQ cao nhất toàn cầu không chỉ ở các nước giàu có, phát triển châu Âu, châu Mỹ mà lại ởchâu Á: Singapore là đất nước thông minh nhất thế giới, tiếp sau đó là HongKong, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Phần Lan, Estonia, Thụy Sỹ, Hà Lan và Canada trong top 10.

 Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách những nước thông minh nhất thế giới, xếp trên cả những nước có nền giáo dục danh tiếng như Anh, Pháp và Mỹ.


Ngô Tuệ - Ohay TV
Nguồn: Sưu tầm

Chủ đề chính: #Chỉ_số_IQ

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn