KOL là gì? 7 bước để trở thành KOL trên MXH
Đăng 2 năm trướcKOL đã và đang trở thành xu hướng nổi trội trong những năm gần đây. Thu nhập từ “nghề mới” này cũng là yếu tố khiến ngày càng nhiều người trẻ mong muốn theo đuổi công việc KOL. Vậy KOL là gì? Làm thế nào để trở thành KOL trên mạng xã hội? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
KOL là gì?
KOL là gì? KOL là viết tắt của Key Opinion Leader, tức là người tư vấn, dẫn dắt quan điểm.
KOL được xem là những người có hiểu biết hoặc trải nghiệm sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, đồng thời còn có tầm ảnh hưởng đến nhiều người khác.
KOL là viết tắt của Key Opinion Leader
KOL có thể là những người nổi tiếng (celeb) và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như ca sĩ Minh Hằng, hoa hậu Thuỳ Tiên, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc.
Thế nhưng, họ cũng có thể là doanh nhân như Shark Thái Vân Linh, một người am hiểu và phê bình phim như Lucas Luân Nguyễn, hoặc là nhiếp ảnh gia như Quỷ Cốc Tử…
Dù ở lĩnh vực nào, thì đây chính là các “dấu hiệu” giúp bạn dễ dàng nhận ra một KOL:
- Có lượng theo dõi đông đảo trên mạng xã hội
- Thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin liên quan đến chuyên môn của họ. Những bài đăng này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.
KOL là gì trong marketing
Ngày nay, các chiến lược truyền thông – marketing của hầu hết nhãn hàng đều có sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng.
KOL trong marketing mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp khách hàng mục tiêu, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu;
- Tăng uy tín thương hiệu thông qua tiếp thị truyền miệng (word of mouth – WOM) từ chuyên gia;
- Tăng lưu lượng truy cập website thương hiệu thông qua Affiliate Marketing;
- Thúc đẩy doanh số. Theo McKinsey, tiếp thị truyền miệng là yếu tố dẫn đến 20-50% quyết định mua hàng.
KOL có vai trò quan trọng trong marketing
Có thể nói, KOL Marketing đóng vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp. Cùng với xu hướng làm việc freelance, ngành này cũng đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo thống kê từ Statista, thị trường KOL Marketing ước đạt 13.8 tỉ đô vào năm 2021, cao gấp đôi so với số liệu năm 2019 (6.5 tỉ đô).
Phân biệt 3 nhóm KOL
Dựa trên mức độ ảnh hưởng, có 3 nhóm KOL chính bao gồm:
- Celebrity (Celeb)
- Influencer
- Mass seeder
Celebrity (Celeb)
Celebrity là những ngôi sao, người nổi tiếng hoạt động chủ yếu trong giới giải trí (showbiz) và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với toàn công chúng.
Celeb Hồ Ngọc Hà giữ vai trò Đại sứ thương hiệu VitaDairy
Các celeb thường đóng vai trò là đại sứ thương hiệu hoặc người đại diện cho những nhãn hàng lớn. Chẳng hạn như, Rosé – Blackpink hiện là đại sứ nhãn hàng toàn cầu của Saint Laurent. Hồ Ngọc Hà là Đại sứ thương hiệu VitaDairy tại Việt Nam. Siêu mẫu Thanh Hằng là Đại diện hình ảnh của Mango tại Việt Nam.
Influencer
Influencer là những người có chuyên môn và tầm ảnh hưởng. Họ có thể là diễn giả, doanh nhân, vlogger…với 1 cộng đồng người theo dõi nhất định trên các trang mạng xã hội.
Lê Hà Trúc là travel blogger, lifestyle & beauty influencer với hơn 280.000 lượt theo dõi
Tùy theo lượng theo dõi, influencer được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau:
- 1-10.000 người theo dõi: Nano-influencer
- 10-100.000 người theo dõi: Micro-influencer
- 100.000- 1.000.000 người theo dõi: Macro-influencer
- > 1.000.000 người theo dõi: Mega-influencer
Mass seeder
Khác với 2 nhóm trên, tầm ảnh hưởng của mass seeder thấp hơn khá nhiều.
Tuy nhiên, mass seeder vẫn có thể dễ dàng tiếp cận với đối tượng mục tiêu nhờ sự gần gũi trong nội dung và cách truyền tải.
Một số mass seeder bạn có thể tham khảo là Ngoc Vy (NiNi Foodie), Khánh Linh caffeinator, gauoididau.
Gấu ơi đi đâu là mass seeder chuyên review các địa điểm du lịch – Hình ảnh từ instagram @gauoididau
Mass seeder có mức độ tín nhiệm cao đối với cộng đồng nhỏ, từ đó giúp nhãn hàng tận dụng tối đa phương thức tiếp thị truyền miệng.
7 bước trở thành KOL là gì?
Chọn lĩnh vực “ngách” mà mình giỏi
Việc đầu tiên mà bạn cần làm là chọn “ngách” phù hợp nhất. Để làm được điều này, hãy tìm hiểu kĩ về bản thân. Bạn có thể bắt đầu từ chính đam mê, sở trường hoặc công việc của mình.
Nếu bạn là một tín đồ thời trang, hãy học hỏi thêm về lịch sử, xu hướng và các phong cách thời trang khác nhau.
Hoặc nếu bạn đam mê Marketing, hãy trau dồi kỹ năng và chiêm nghiệm nhiều bài học về ngành.
Xác định đối tượng người theo dõi mục tiêu
Kiến thức, trải nghiệm, câu chuyện, chia sẻ của bạn chính là “sản phẩm”.
Vậy, ai sẽ là người muốn “lắng nghe, theo dõi” những nội dung mà bạn đưa ra? Họ chính là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.
Người theo dõi bạn sẽ đến với bạn vì giá trị gì, họ sẽ thích bạn ở điểm nào, và vì sao họ lại nhấn nút “Follow” bạn?
Một số thông tin bạn giúp bạn hình dung rõ hơn về người theo dõi mục tiêu:
- Độ tuổi
- Giới tính
- Sở thích
- Mối quan tâm
- Nghề nghiệp
Xác định đối tượng người theo dõi mục tiêu
Xây dựng định hướng nội dung
Nhìn chung , đa phần nội dung mà bạn truyền tải nên tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng nội dung, việc định hướng “Mình sẽ chia sẻ những gì?” khá cần thiết.
Định hướng này có thể được xây dựng dựa trên chuyên môn – tính cách của bạn, thị hiếu của người theo dõi, hoặc các xu hướng khác. Điều quan trọng là, hãy đảm bảo rằng nội dung mà bạn chia sẻ có giá trị với người đọc nhé!
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi dấu ấn với người theo dõi của mình.
Thương hiệu cá nhân là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi dấu ấn với người theo dõi
Một số điều bạn nên lưu ý để xây dựng nhân hiệu thành công:
- Sử dụng ngôn từ nhất quán (dựa trên định hướng nội dung)
- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thể hiện được đặc điểm nổi bật và cá tính của bạn
- Tận dụng storytelling để kể câu chuyện nhân hiệu
Trao giá trị thật đến người dùng
Nếu bạn xây dựng thành công nhân hiệu và bắt đầu nhận được hợp đồng review- quảng cáo, thì đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy hành trình của bạn đã bắt đầu mang lại kết quả.
Tuy nhiên, hãy luôn chỉn chu với những nội dung – đánh giá mà mình cung cấp cho khách hàng. Bạn nên xem xét kĩ về nguồn gốc, cũng như dành thời gian trải nghiệm sản phẩm – dịch vụ để nhận xét chân thành, công tâm nhất.
Điều này sẽ góp phần thu hút nhiều người theo dõi hơn cũng như tăng uy tín của bạn đối với cộng đồng.
Tích cực tương tác với “fan”
Khi đã trở thành KOL, bạn nên duy trì tầm ảnh hưởng của mình thông qua việc tương tác thường xuyên qua mạng xã hội.
Hãy cố gắng trả lời những tin nhắn hỏi thăm, động viên của “fan”, lắng nghe các góp ý và giữ kết nối với họ nhé!
KOL nên thường xuyên tương tác trên mạng xã hội
Tiếp tục trau dồi và mở rộng mối quan hệ
KOL là ngành có nhiều sự cạnh tranh. Vì thế, để có thể phát triển hơn trong lĩnh vực này, đừng quên trau dồi kỹ năng và mở rộng mối quan hệ. Điều này sẽ giúp bạn nhân rộng tầm ảnh hưởng của mình, giữ chân người theo dõi và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng.