Kỹ thuật cắt cành để cây sầu riêng cho quả nhiều và ngọt
Đăng 4 năm trướcĐể giúp cây sầu riêng phát triển tốt đồng thời cho nhiều quả và ngọt thì việc cắt cành và tạo tán cho cây trồng là một trong những kỹ thuật buộc phải tiến hành. Sau đây tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật cắt tỉa cho cây sầu riêng
1. Công cụ hỗ trợ
Máy cắt tỉa cành cây trên cao là một trong những công cụ tuyệt vời nhất có để cắt cành, tạo tán cho cây sầu riêng, với chiếc máy này nó sẽ hỗ trợ bạn cắt cành cây ở tầm cao 5m trở lại mà không cần phải leo trèo hay bắt thang.
Máy này sẽ giúp bạn cắt cành to nhỏ, một cách dễ dàng mà đường cắt rất đẹp và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của cây
2. Lợi ích của tỉa cành, tạo tán
Tăng khả năng quang hợp cho cây: lạ nhỉ cắt tỉa bớt cành thì giảm mới đúng chứ , vâng thưa các bạn thì những cành già lớn thì khả năng quang hợp của chúng là kém hơn so với các cành non và trẻ hơn, việc loại bỏ cành già, giúp cành non dể dàng có ánh sáng và quang hợp tốt hơn.
Giảm sâu bệnh: do cắt tỉa cành giúp cây thông thoáng nên không còn nơi để vi khuẩn sâu bệnh không còn chỗ để phát triển, giúp giảm sâu bệnh một cách nhanh chóng
Cắt bỏ bớt những cành vượt sinh trưởng mạnh nhưng không cho quả nên lấy đi nhiều dinh dưỡng của cây mà không cho sản phẩm cũng là mục đích của việc đốn tỉa, đồng thời khi tạo hình tán cây có các cành đều nhau sẽ ra hoa, kết quả tập trung, tăng sản lượng và chất lượng quả đồng đều.
Trong một số trường hợp như vườn cây đã già cỗi, sản lượng thấp cũng phải đốn phục hồi để cải tạo lại khả năng cho quả; Đốn phục hồi cũng có thể thực hiện để ghép một giống mới vào thay thế
3.Tiến hành cắt tỉa cành sầu riêng
3.1 Xác định các cành nhánh cần tỉa bỏ
- Cành già, cành khô, cành chết, sâu bệnh cần phải loại bỏ
- Cành mọc đứng, cành bên trong tán;
- Cành mọc quá gần mặt đất.
- Cành già, không có khả năng cho quả
3.2 Cắt cành cho sầu riêng vào tháng mấy
- Lần 1: Sau thu hoạch, cắt bỏ cành khô, cành bị bệnh, ốm yếu, cành bị kiệt sức vì đã ra nhiều quả.
- Lần 2: Cắt tỉa vào tháng 8 – 9, trước khi bón phân lần thứ 2, cắt bỏ những cành vượt, cành bệnh, cành khô, cành rết (cành có nhiều cành con hai bên), làm cho thông thoáng, nhiều ánh sáng, cắt tỉa xong mới bón phân.
- Lần 3: Vào thời điểm cây cho quả bằng quả quýt, cắt tỉa lần này kết hợp với tỉa quả để dồn sức cho những quả còn lại.
3.3 chăm sóc cây sau khi cắt cành
- Khi tiến hành cắt cành chúng ta buộc phải tiến hành làm cỏ và đốt bỏ những cành đã cắt bỏ để tránh sâu bệnh quay trở lại cây
- Lưu ý nên phịt thuốc để phòng bệnh mủ thận, thôi rễ cho cây
- Sau khi cắt tỉa cây sẽ phát triển rất mạnh nên cần phải tiến hành bón phân nhiều để cây có chất dinh dưỡng để phát triển 1 cách tốt nhất
Lưu ý:
Khi cắt cành cây buộc phải tiến hành đúng thời điểm đồng thời chỉ nên 15-20% số cành để cây nhanh chóng phục hồi, ngoài ra thì sau khi cắt cần quan sát cây trồng một cách cẩn thận