Lá ngón - 3 lá chết một người?
Đăng 4 năm trước“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.” - Trích "Vợ chồng A Phủ". Đây là một trong những chi tiết đắc giá trong truyện. Nhắc tới "Vợ chồng A Phủ", người ta sẽ thường nhắc đến lá ngón, vậy lá ngón thực sự là loại lá gì?
Lá ngón?
Tên gọi khác: cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn,...
Tên khoa học: Gelsemium elegans (Gardn. et. Champ) Benth, thuộc họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
Đặc điểm: Cây nhỡ mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Cụm hoa hình chuỳ nách lá, dạng ngù. Hoa màu vàng dài, 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5 dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhọn 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏm bao quanh, mép cắt khía. Hoa tháng 10-12, quả tháng 12-3.
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao ở Hà Giang, Tuyên Giang, Lai Châu,Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình đến các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra cũng khá phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, miền bắc Myanma, bắc Thái Lan, cũng như các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam, Chiết Giang của Trung Quốc và Đài Loan.
Thành phần hóa học: Lá có gelsemin và kuminidin có tinh thể. Rễ chứa kunin; chất này cũng có trong quả và hạt, toàn thân có semperverin. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Đoạn trường thảo?
Chuyện sau này kể rằng, Thần Nông một ngày nếm hàng trăm loại cây cỏ, có khi gặp ngộ độc đến 70 lần. Vào một ngày, Thần Nông thấy một loại lá cây màu xanh biếc, có mùi hương thoang thoảng thơm (có sách cho rằng đó chính là lá của cây trà), được coi là thuốc giải của khoảng 70 loại cây độc. Người ta cho rằng Thần Nông phát hiện cây trà (chè) vào năm 2737 TCN. Về việc phát hiện ra cây trà cũng có những dị bản khác nhau.), bèn cúi xuống hái lấy một ít. Thật bất ngờ là, khi lá cây này vào trong bụng liền đặc biệt thanh tẩy dạ dày – ruột làm cho nhẹ nhàng khoan khoái. Vì thế Thần Nông thường xuyên mang theo loại lá này bên người để giải độc khi cần. Từ đó về sau, mỗi lần ăn phải loại cây độc, Thần Nông lập tức ăn một ít loại lá cây này, do vậy dù đã nếm phải rất nhiều loài thực vật độc nhưng đều có thể biến nguy thành an.
Mãi đến một lần, Thần Nông gặp một loại dây leo có lá mọc đối nhau, với những bông hoa nhỏ màu vàng, Thần Nông bèn lái một ít lá bỏ vào miệng nuốt thử. Nhưng không thể ngờ, độc tính phát tác rất nhanh, liền cảm thấy rất khó chịu trong người. Thần Nông vừa định ăn loại lá cây giải độc kia, liền thấy ruột của mình cứ đứt ra từng khúc, từng khúc. Không bao lâu, Thần Nông đã nếm vô số loại thảo dược xung quanh mình nhưng không tác dụng, thành ra mất mạng. Cũng bởi vậy mà về sau, mọi người gọi loại cây độc này là “Đoạn trường thảo” (nghĩa là “cỏ đứt ruột”).
Ngộ độc lá ngón?
Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A). Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Thường khi bị ngộ độc thì có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau dữ dội ở họng và dạ dày, nhỏ nước dãi, dãn đồng tử dãn cơ, tim đập yếu và hô hấp kém.
Giải độc?
Cũng như đối với các ngộ độc khác qua đường tiêu hóa, bước đầu tiên cần làm bệnh nhân nôn ra chất độc. Theo một nghiên cứu khác, có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để uống hoặc dùng dịch chiết của rau má và rau muống để làm hồi tỉnh lại. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu.
Là một loại thảo dược?
Theo trong cuốn sách "3033 CÂY THUỐC ĐÔNG Y" (TUỆ TĨNH) - Trang 584, lá ngón thực ra cũng có tác dụng chữa bệnh.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc,giảm đau, sát trùng, chống ngứa.
Ðược dùng trị:
1. Eczema nấm ở chân, ở thân.
2. Ðòn ngã tổn thương, đụng giập.
3. Trĩ, trang nhạc.
4. Ðinh nhọt và viêm mủ da.
5. Phong hủi.
Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài. Không được dùng uống trong. Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng. Tuy nhiên, do có độc tố cao nên hạn chế được sử dụng.
Nguồn: Tổng hợp
Tiểu Quyên