Măng le – Món quà của núi rừng Tây Nguyên
Đăng 2 năm trướcThổ nhưỡng đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên là đất đỏ bazan màu mỡ, cộng với địa hình có nhiều rừng tự nhiên nên nổi tiếng với nhiều loại măng tre, măng trúc, măng rừng… Trong đó, nổi bật nhất là măng le vì ngọt. , nhiều thịt và vị không đắng.
Măng le luộc
Đây là cách đơn giản và giữ được hương vị nguyên bản của măng. Chỉ cần rửa sạch măng, bỏ vào nồi luộc chín kỹ rồi vớt ra để ráo nước. Thêm chén nước mắm ngon, chua cay đậm đà, làm bật lên vị ngọt tự nhiên của măng le luộc. Tin Tức Dak Lak
Măng le xào thịt heo
Măng được luộc chín tới, bào mỏng vừa phải; thịt heo cắt miếng vừa ăn, ướp sẵn gia vị. Đun nóng chảo dầu, phi tỏi cho thơm rồi xào thịt heo trước khi cho măng vào, đảo đều tay cho măng chín tới, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, thêm ít ngò gai hoặc lá gừng non cho thơm. Sau đó bỏ ra dĩa và ăn với cơm nóng là tuyệt cú mèo.
Măng le hầm xương
Dùng xương heo hoặc xương giò rửa sạch, ướp gia bị rồi xào sơ trước khi cho vào nồi hầm. Măng để nguyên củ hoặc cắt khúc vừa ăn. Đun cho đến khi nước sôi thì cho măng vào hầm chung với xương tới khi măng chín mềm, nêm gia vị vừa miệng là được. Tin tức Dak Lak
Măng le tước trộn (gỏi măng)
Măng tươi luộc chín kỹ rồi thái sợi. Có thể dùng thịt ba chỉ, tai heo hoặc tôm nõn trộn cùng, thêm gia vị và rau thơm, hạt mè hoặc đậu phộng rang. Đặc biệt, người Êđê thường không thái măng mà tước măng thành sợi (bằng cách sử dụng que tăm nhọn hoặc đầu dao nhọn để làm tơi sợi măng).
Ngoài măng tươi, măng khô hay măng chua cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Đặc biệt, người Êđê thường dùng măng chua nấu với thịt gà hoặc cá suối, cho thêm ớt hiểm cay xè, ăn vào những ngày trời lành lạnh hoặc mưa phùn, cảm giác miếng canh ấm ăn vào tê tê nơi đầu lưỡi và lan ra ấm toàn thân.