Mực Tuộc Đốm Xanh - Loài vật rất nguy hiểm - Một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới.
Đăng 3 năm trướcMột ngư dân làm nghề câu mực , trong khi đang lặn dưới nước đã bị một con mực đốm xanh to bằng ngón tay cái cắn vào đùi , 30 phút sau anh B. lên cơn co giật và chết. Qua kích thước và màu sắc nói trên thì con mực đó có thể là Mực Tuộc Đốm Xanh có tên khoa học là Hapalochlaena Tunuiata là loài đã cắn chết ngư dân ở Tiền Giang và cũng là loài gây ra 10 vụ ngộ độc thức ăn cho 33 người , trong đó có 4 người đã tử vong ở Bình Thuận . Đồng thời cũng cho thấy mực này chủ động tấn công người , chứ không chỉ tấn công bắt những con cua, tôm, ốc,.. làm mồi ăn.
Kết quả đề tài Nghiên cứu sinh vật độc hại Viện Hải dương học ( Nha Trang) cho thấy loài Mực tuộc Đốm Xanh mang độc tố chết người với hàm lượng maculotoxin (MTX) cao ở tuyến nước bọt là 287 microgram/100g, ở nội quan : 3.703 , ở cơ thân và râu là 0.792 . Một con mực trưởng thành ( chiều dài khoảng 140-150mm, nặng 20-29g) có lượng độc tố đủ giết chết 10 người .Khi bị chúng cắn nọc độc sẽ từ tuyến nước bọt theo răng sừng mà bơm vào vết thương nạn nhân. Đây là loại độc tố thần kinh rất gần với độc tố Tetro-dotoxin (TTX) ở cá nóc. Chỉ vài phút sau khi bị cắn , nạn nhân cảm thấy ngứa , rát bỏng chỗ bị thương rồi run tay chân, rung cơ, tê cứng môi và lưỡi, khó nuốt, mất tiếng nói, hoa mắt, buồn nôn và nôn, tiếp đến là nhanh chóng trụy hô hấp, dẫn đến tử vong chỉ sau 2 giờ. Điều đặc biệt là nạn nhân vẫn tỉnh táo cho đến lúc gần chết. Vẫn chưa có chất kháng nọc độc của bạch tuộc đốm xanh.
*Thông tin thêm :
- Tetrodotoxin độc hơn 1.200 lần so với xyanua. Tetrodotoxin chặn các kệnh natri, gây tê liệt vận động, ngừng hô hấp trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc. Độc tố tetrodotoxin được sản xuất bởi vi khuẩn trong tuyến nước bọt của con bạch tuộc.
- Các đốm xanh của loài bạch tuộc này sáng lên rực rỡ khi chúng chuẩn bị tấn công.
- Nếu như chúng bị kích động, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi màu sắc, trở thành màu vàng tươi với mỗi cái trong khoảng 50-60 đốm lóe sáng màu xanh biển óng ánh rực rỡ trong vòng một phần ba giây như là một sự trình diễn cảnh báo ra tín hiệu xua đuổi bằng màu sắc.
*Cách đề phòng :
Thợ lặn khi ở dưới nước nên mặc quần áo để tránh chúng tấn công, không nên mò đến các cửa hang hốc nhỏ,vì có thể loài này sống ẩn trong đó. Khi lưới đánh được phải chú ý nhận dạng (từ những đốm tròn xanh da trời trên thân và râu rất đặc trưng , chỉ có ở loài này ) để tách ngay chúng ra khỏi các loài mực tuộc khác . Nhờ có lớp da nhầy luôn giữ ẩm, nên loài này có thể sống lâu vài giờ ở môi trường không khí, không nên bắt chúng bằng tay trần (phải đeo găng tay). Nếu bị chúng cắn ở chân hoặc tay thì phải garô ngay phần trên, nặn máu ở vết thương và rửa sạch (như trường hợp bị rắn độc cắn nhanh chóng đưa bệnh nhân đi bệnh viện , may ra còn cứu được).- Cần phải thông báo cho mọi người biết đây là loài vật nguy hiểm , phải hết sức đề phòng, không nên tiếp cận và không thể ăn được, chất độc của chúng giống như ở cá nóc , tập trung ở tuyến nước bọt, nội tạng (gan , ruột, cơ quan sinh dục, ....) và có ở cả phần cơ thịt.
*Loài mực này thường gặp ở vùng biển phía đông nam bộ ( Bình Thuận,BR-VT,Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh).