Trương Khánh Vân

Nhìn đời qua đôi mắt ... động vật

Đăng 9 năm trước

Các bạn có hứng thú các loài động vật nhìn cuộc sống như thế nào không ? Cùng khám phá những điểm khác biệt của mỗi loài nhé

Đã bao giờ bạn tự hỏi hình ảnh từ mắt của các loài động vật có gì đặc biệt chưa? Bằng các kĩ thuật nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã khám phá ra sự đa dạng trong “thế giới quan” của các loài động vật. Cùng khám phá nào các bạn ơi !

Ngựa

ảnh nhìn đời,đôi mắt động vật,động vật

Ngựa có tầm nhìn rộng lớn một cách đáng kinh ngạc trừ một “ vấn đề” là góc nhìn của chúng bị “khuyết” ở điểm chính diện. Chúng không nhìn thấy bất thứ vật gì nằm ở chính giữa hai mắt nên hướng nhìn của chúng hướng sang 2 bên chứ không thể bao quát được sự vật một cách toàn diện.

Khỉ

ảnh nhìn đời,đôi mắt động vật,động vật

Các loài khỉ thời cổ đại có thể nhìn và nhận biết màu sắc một cách bình thường giống con người nhưng hiện nay, nhiều loài khỉ đã mất đi khả năng đó. Mỗi con khỉ lại có “biểu hiện bệnh” khác nhau như trong cùng một họ nhà khỉ có thể có tới 6 kiểu mù màu hoặc có các “điểm mù” khác nhau. Và cũng giống như con người, việc mù màu phổ biến ở con đực hơn là con cái.

Loài chim

ảnh nhìn đời,đôi mắt động vật,động vật

Khả năng nhìn của loài chim thật sự khác biệt. Lấy ví dụ như chim bồ câu, chúng có thể nhìn thấy hàng trăm sắc độ màu khác nhau và được xem là có khả năng nhận biết màu sắc “siêu việt” nhất so với tất cả các loài khác trên trái đất.

Mắt của chúng có số tế bào thụ quan lớn hơn rất nhiều so với con người nên trong khi chúng ta nhận biết màu sắc từ 3 nguồn cơ bản là : đỏ, lục, lam thì chim bồ câu có khả năng nhìn thấy ít nhất là 5 dải quang phổ màu khác nhau.

Chó và mèo

ảnh nhìn đời,đôi mắt động vật,động vật

Khả năng nhìn “xuyên bóng đêm”. Chó và mèo có thị lực tương đối kém. Chúng chủ yếu dựa vào thính giác và khướu giác để nhận biết. Chúng đều bị mù màu và tình trạng của mèo còn “tồi tệ” hơn chó. Chó còn có thể phân biệt màu vàng và màu xanh trong khi phần lớn mèo chỉ có thể nhận biết một số ít màu sắc. Chúng chỉ đặc biệt xuất sắc trong việc tập trung vào một vật nhất định khi săn mồi.

Tuy vậy, khả năng nhìn vào ban đêm của chúng lại vượt trội so với chúng ta. Bên cạnh dó, do vị trí của mắt, chúng cũng có tầm nhìn xa và khả năng quan sát tốt hơn.

Rắn
Ran quan sat

Rắn có đến 2 hệ thống thị giác khác nhau. Ngoài con mắt bình thường mà chúng ta vẫn nhìn thấy, rắn còn có một hố nhỏ bên đầu, trong đó chứa hàng nghìn tế bào thụ quan. Nếu bịt mắt của chúng lại, chúng vẫn có thể sử dụng các tế bào này có thể nhận biết nhiệt và “tóm gọn” trong tầm nhìn các vật thể sống với chức năng giống như một chiếc máy dò tia hồng ngoại cực nhạy.

Vì thế không có cách gì thoát khỏi loài rắn một khi bạn bị nó coi như là mục tiêu, kể cả đóng cửa trốn trong nhà cũng vô dụng. May mắn là phần lớn loài rắn sẽ chọn cách rút lui thay vì tấn công.

Côn trùng

Con trung

Đa số các loài côn trùng nhìn sự vật hoàn toàn khác chúng ta do sự khác biệt về cấu trúc mắt. Mắt của chúng là mắt đa hợp, mỗi mắt có hình cầu và chứa hàng trăm các “chấm điểm” tiếp nhận ánh sáng qua các thấu kính riêng, nhiều nhất có thể lên tới con số hơn 30.000 thấu kính trên một cầu mắt.

Đáng nể nhất phải kể đến loài chuồn chuồn. Bộ não của loài này làm việc “siêu cấp” đến mức chúng quan sát phần lớn chuyển động giống như xem phim chiếu chậm.

Chuon chuon

Côn trùng cũng nhìn thấy màu sắc nhưng không được rõ ràng như các loài vật khác. Thị giác của chúng chủ yếu phục vụ cho việc quan sát các chuyển động. Đó cũng là lí do chúng ta rất khó bắt được chúng vì chúng sẽ cảm nhận được và “trốn bay” mất tiêu.

Nguồn Kenh14

Chủ đề chính: #nhìn_đời

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn