Cony

Những điều ít biết về Cần Sa !!!

Đăng 8 năm trước

Ngày nay, không nhiều người được tận mắt nhìn thấy loại cây 'công ít - tội nhiều' này ! Hầu như người ta không còn quan tâm đến nó và lãng quên mất sự tồn tại của nó, hãy cùng Ohay TV tìm hiểu về loài cây đặc biệt đã từng làm thế giới điên đảo này.

Cần sa là gì?

Tiếng Việt ta còn gọi Cần Sa là Gai Dầu, Đại Ma. Tên khoa học là Cannabis sativa.Tùy theo mỗi quốc gia, cần sa được chế biến với tên khác nhau:

Ở Mỹ châu gọi là Marihuana. Ấn Độ có tên Bhang hay Ganjah. Bắc Phi châu gọi là Takouri, Ai Cập và khối Ả Rập gọi là Haschich. Cây cần sa có nguồn gốc từ miền núi non hiểm trở trên Hi Mã Lạp Sơn và đã được dân chúng khắp nơi trồng để dùng hoặc để bán từ nhiều ngàn năm.

X

by pps

Toàn thân cây có phủ một lớp lông mịn như tơ và cây đực thường gầy mảnh hơn cây cái. Hạt cần sa hình trứng có nhiều dầu; lá mọc cách, có cuống và lá phụ. Cây trưởng thành trong vòng từ ba tới sáu tháng sau khi hạt nẩy mầm.

Sau vài tháng trồng trọt, cây sẽ lớn cỡ từ 3 đến 6 feet, và sẽ trổ bông; bông cần sa cũng cùng màu xanh lá cây giống như cây, bông lớn hay nhỏ,và sẽ ra nhiều hay ít tùy thuộc vào sự chăm sóc và bón phân của người trồng. Sau khi bông đã trưởng thành, sẽ được gặt hái và đem đi phơi khô, thường thì thân cây và lá cây sẽ bị bỏ đi không xài, nhưng có người lại lấy nó đem ngâm với hóa chất và sẽ tạo nên những chất nhựa hoặc dầu đen, được gọi là hashish hoặc hash oil.

Bông cần sa sau khi phơi khô xong sẽ có màu úa xanh hoặc nâu nâu, và nó có một mùi rất hôi và rất nồng khác biệt hẳn với những cây lá thường khác, ngay cả lúc nó xanh tươi. Khi cần sa được đốt lên, khói cần sa cũng có một mùi hôi rất đặc biệt, không giống như những cây lá khô thường khi đốt lên, mùi hôi này thường làm cho người ta khó chịu khi ngửi đến. Cần sa nào cũng có nồng độ (độ “phê”) riêng của nó, nồng độ cao hay thấp tùy thuộc vào sự chăm nom của người trồng

Cần sa mọc ở nơi cao độ và khí hậu nóng sản xuất nhiều nhựa hơn và có tác dụng mạnh hơn.

Cần sa có gì mà làm cho người ta “phê”?

Trong cần sa có chất Tetrahydrocannabinol, viết tắt là THC, trung bình cần sa ở Canada có mức THC vào khoảng 20% số lượng hóa chất tạo ra từ cây cần sa, chính kích thích tố này đã gây kích thích cho bộ óc và từ đó làm ảnh hưởng tới tâm trí, và sự vận động của mình. Khi hút thuốc vào khói thuốc sẽ được kéo vào phổi, từ phổi các hóa chất của thuốc sẽ được ngấm dần qua các tế bào của phổi rồi qua máu, thuốc theo máu đi đến não bộ, nơi đây thuốc sẽ gây kích thích đến não bộ và bắt đầu thay đổi tâm trạng của người.

Nhiều người cho biết rằng khi hút cần sa vào thì mình cảm thấy sảng khoái, sung sướng, hay cười khúc khích, thèm ăn, khô miệng. Nhiều người khác thì cho rằng sau khi hút cần sa xong người ta thấy người mình đờ ra, màu sắc chung quanh trở nên đậm đà hơn, âm nhạc cũng trở nên rõ ràng ra. Những triệu chứng chung là tim đập mạnh, mắt bị đờ và rớm nước mắt, con ngươi bị nở lớn ra, không gian và thời gian cũng sẽ bị sai lạc đi, biến dạng, biến hình, không còn tỉnh táo, khả năng vận động như điều khiển tay chân sẽ không còn nhanh nhẹn nữa. Có một số người sau khi xài cần sa thì cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, nôn mửa, khó thở, chán đời, lo âu, sợ hãi, muốn xa lánh, trốn tránh mọi người… Đó là những biểu hiệu cho thấy cần sa đang tác động lên não bộ của mình, những kích thích này nặng hay nhẹ, lâu hay mau tùy thuộc vào nồng độ THC của thuốc.

Người sử dụng cần sa trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng nghiện cần sa, nghĩa là cần sa luôn xuất hiện trong suy nghĩ, tình cảm của họ. Người lệ thuộc sẽ luôn tìm cần sa để sử dụng. Cách nhận biết liệu một người có lệ thuộc vào cần sa hay không dựa vào việc xuất hiện hội chứng cai, nghĩa là các dấu hiệu xuất hiện khi giảm liều một cách đột ngột, hoặc ngừng sử dụng. Biểu hiện của hội chứng cai cần sa giống như triệu trứng bị cảm cúm, bao gồm: Đau đầu, nôn, cáu giận, trầm cảm ...

Tác hại khủng khiếp đến sức khỏe !

Nhựa của cần sa, bên cạnh kích thích tố THC như đã nói trên, còn có những 400 loại hóa chất khác nhau, những hóa chất này có thể đưa đến những chứng bịnh hiểm nghèo liên quan tới cổ họng, cuống phổi và phổi. Trong cần sa có hóa chất benzopyrene chính là độc dược gây nên ung thư phổi.

Cần sa còn tệ hại hơn thuốc lá một phần nữa là, điếu thuốc cần sa không có đầu lọc, mà hút vào người ta thường hay ém khói thuốc ở phổi lâu để được “phê” hơn, kết quả vì khói thuốc và nhựa thuốc ém lâu trong phổi nên đã gây ra nhiều tai hại đến các tế bào phổi và ảnh hưởng đến sự phát triển và làm việc của phổi.

Hút cần sa có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sanh sản của con người. Các cuộc thử nghiệm (research) cho thấy sự suy thoái trong việc phát triển kích thích tố (hormone) nơi các nam thiếu niên. Đồng thời, đối với các nữ thiếu niên vấn đề kinh nguyệt cũng bị bất thường. Các phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, đặc biệt là trong mấy tháng đầu, hút cần sa sẽ đem nhiều nguy hại đến bào thai, có thể sẽ đưa đến sự sinh thiếu tháng, hoặc trẻ sinh ra yếu đuối v.v…

Cần sa được nhiều nhà xã hội học coi như là ngưỡng cửa để đi đến những loại ma túy khác. Cần sa so với các loại ma tuý khác thì tương đối nhẹ hơn, nhưng một khi người ta đã xài nhiều rồi hoặc đã trở nên nghiện rồi, thì hút ít nó không còn “phê” nữa, người ta phải hút nhiều hơn nữa nó mới được “phê” như xưa, nhưng cái “phê” của cần sa nó chỉ có giới hạn thôi, người ta sau đó sẽ đi tìm những thứ ma túy khác mạnh hơn như: thuốc phiện (heroin), bạch phiến (cocaine/crack cocaine), methamphetamine (meth)… để mong giải thoát được những cơn nghiện ngập dai dẳng của họ.

Cần sa nguy hiểm hơn người ta tưởng

Cần sa không làm say như rượu nên người nghiện tưởng là mình vẫn tỉnh táo và cứ lái xe. Nhưng thực ra mắt họ đă kém, dễ bị lóa bởi đèn pha, phản ứng của tay chân trở nên chậm chạp và dễ gây tai nạn trên đường. Trong số thanh thiếu niên chết vì tai nạn xe cộ ở Mỹ, hơn 1/3 có hoạt chất của cần sa trong máu.

Người hút nhiều cần sa sẽ bị ngộ độc với các biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, lo sợ, ưu tư vô cớ, sau đó là trầm cảm, hoang tưởng, không thích giao thiệp hay bạn bè như trước. Khi đă nghiện thì tình trạng càng bi đát hơn: tâm hồn tiêu cực, tính tình thụ động, ít cảm xúc, không muốn đi học hay đi làm, hay cáu giận, khó tập trung tư tưởng, không thiết đến tương lai, luôn sống trong ảo giác.

Chất THC làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên người dùng cần sa dễ bị AIDS hơn. Khi cai nghiện, sức miễn dịch sẽ trở lại mức thường. Cần sa khiến tay chân lạnh vì máu chảy đến kém và làm nặng hơn tình trạng bệnh tim. Loại ma túy mang tên mỹ nhân này cũng làm giảm sự rụng trứng ở phụ nữ và làm yếu tinh trùng ở nam giới, khiến họ rất khó thụ thai. Nếu dùng cần sa khi mang thai, nó có thể làm thay đổi nhiễm sắc thể của tế bào, gây đẻ non hoặc dị tật bẩm sinh cho trẻ.

Khi hút cần sa, lượng hóa chất xâm nhập phổi cao gấp đôi, lượng CO2 trong máu cũng tăng 50% so với khi hút thuốc lá. Vì vậy, người hút nhiều thường ho vì viêm phế quản, sau nhiều năm sẽ bị khó thở, suy hô hấp. Lá cây cần sa được ủ không sạch nên thường có vi sinh vật, đặc biệt là nấm aspergillus làm nám phổi và vi khuẩn salmonella gây đau bụng, tiêu chảy, sốt cao.

Cây cần sa trong y học

Cây cần sa và luật pháp

Trồng, mua bán, tàng trữ cây cần sa hay ma túy cần sa đã bị cấm chính thức ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính bởi điều đó mà ngày nay, không còn nhiều người biết được hình dạng của loại cây đặc biệt này. Nhiều gia đình trồng loại cây này trong vườn để chữa bệnh mà không hề hay biết mình đang vi phạm pháp luật, để rồi khi bị phát hiện thì hậu quả thật đáng tiếc.

Tại Việt Nam, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 1999 là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).

Khoản 3, điều 21, mục 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.”

Ngoài ra, mục 1.3 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

“1.3. Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.

b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.

c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.”

Theo đó, khi trường hợp bạn của ban đủ các điều kiện nêu trên, thì bạn đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.

“Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Tái phạm tội này.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn một số kiến thức nhất định về cây Cần sa,giúp bạn hiểu rõ tác hại cũng như quy định của pháp luật về việc trồng và sử dụng nó để không bị đi vào " con đường địa ngục xanh" mang tên Cần Sa !!!

Chủ đề chính: #Cần_sa

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn