Những kiến thức bí ẩn về mặt trăng
Đăng 6 năm trướcHơn 40 năm qua con người không còn lên mặt trăng nữa, do đó những kiến thức về mặt trăng lẽ ra phải trở thành sơ đẳng. Mặt trăng đã đồng hành cùng trái đất suốt hàng triệu năm qua và dưới đây là những điều bạn cần biết về nó.
1. Mặt trăng cũng đầy rác
Ở đâu có con người, ở đó có rác. Từ đó đến nay, các phi hành gia đã để lại khoảng 182kg rác khắp mặt trăng. Chủ yếu là mảnh vụn của các thử nghiệm trước đó, các đầu dò không gian và xe nhỏ để đi lại trên mặt trăng. Và cũng có một số rác thật nữa, chẳng hạn cái bô để đại tiện của các phi hành gia
2. Có tro người trên mặt trăng
Eugene “Gene” Shoemaker là một nhà thiên văn học và địa chất huyền thoại. Ông là người đã góp công đầu tạo ra những kĩ thuật và phương pháp giúp các phi hành gia của tàu Apollo lên nghiên cứu mặt trăng. Shoemaker cũng muốn lên mặt trăng, nhưng một vấn đề sức khỏe đã ngăn cản ý định này. Đây là điều thất vọng nhất trong cuộc đời ông. Nhưng ông vẫn không ngừng hy vọng một ngày nào đó sẽ được đặt chân lên mặt trăng. Khi ông qua đời, NASA đã giúp ông toại nguyện mong ước bằng cách gửi tro của ông lên mặt trăng theo chuyến tàu Lunar Prospector năm 1998. Tro của ông vẫn còn đó, rải rác quanh mặt trăng.
3. Mặt trăng đang biến mất
Mỗi năm, quỹ đạo của mặt trăng lại dịch chuyển ra xa trái đất khoảng 4cm. Nghĩa là khoảng 500 triệu năm nữa, mặt trăng sẽ lạc trôi khỏi vị trí hiện tại khoảng 23.400km.
4. Đã rất lâu rồi con người chưa quay trở lại mặt trăng
Khó khăn về tài chính cũng như thiếu mục đích cụ thể là những lý do khiến con người không trở lại Mặt trăng dù trình độ công nghệ đã vượt xa những năm 1970. Ngày 7/12/1972, tàu vũ trụ Apollo 17 mang theo 3 phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt là những người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng. Tổng cộng có 12 người đã đặt chân lên mặt trăng.
5. Những dấu giày trên mặt trăng còn rất tươi mới
Dù con người không hề đặt chân lên mặt trăng trong suốt 4 thập kỉ, nhưng những dấu giày của họ vẫn còn đó. Trên mặt trăng không có gió hay nước nên dấu vết có thể tồn tại hàng triệu năm.
6. Bóng trên mặt trăng tối hơn trên trái đất
Các phi hành gia lên mặt trăng ngay lập tức để ý thấy rằng bóng của họ tối đen hơn so với khi ở trái đất. Môi trường phát tán ánh sáng để tạo ra bóng trên trái đất không tồn tại ở mặt trăng. Dù mặt trời và trái đất cũng hắt ánh sáng lên mặt trăng, đủ để bóng xuất hiện, nhưng không rõ ràng như bóng ở trái đất.
7. Mặt trăng cũng có động đất
Giống như trái đất, vỏ mặt trăng cũng nóng và giãn nỡ, gây ra hiện tượng động đất. Động đất trên mặt trăng cũng có thể do tác động từ thiên thạch. Động đất có thể đạt 5,5 độ Richter và kéo dài tới 10 phút. Theo NASA, những trận động đất này có thể khiến mặt trăng "rung như quả chuông".
8. Ngày giờ trên mặt trăng
Một năm trên mặt trăng được chia thành 12 ngày, mỗi ngày tương đương với 1 tháng trên trái đất. Mỗi ngày trên mặt trăng chia thành 30 vòng lặp, rồi lại chia thành giờ, phút và giây. 12 ngày được đặt theo tên của 12 phi hành gia đã đặt chân lên đây. Bắt đầu từ khoảnh khắc Neil Armstrong bước chân lên mặt trăng là Vòng lặp 1, Ngày 1, Năm 1. Chính xác đó là 02:56:15 Universal Time, ngày 21/7/1969.
9. Nhiệt độ trên mặt trăng chênh lệch rất lớn
Mặt trăng rất nóng vào ban ngày nhưng rất lạnh về đêm. Nhiệt độ bề mặt trung bình trên mặt trăng là 107°C vào ban ngày và -153°C vào ban đêm.
10. Núi trên mặt trăng
Mons Huygens là ngọn núi cao nhất trên mặt trăng, cao khoảng 4700m, chỉ nhỉnh hơn một nửa so với ngọn núi cao nhất trên trái đất là Everest (8848m).
Nguồn: Reader's Digest