NHỮNG KIẾN THỨC VĨ ĐẠI CỦA NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI SUMER
Đăng 3 năm trướcBốn nghìn năm trước Công nguyên, một nhóm người từ phương Đông đã đến Lưỡng Hà. Tại đây, nền văn minh kỳ bí gây chấn động và ảnh hưởng đến thế giới cho đến tận bây giờ.
Nền văn minh Sumer được xem là một trong những cái nôi khởi thủy của nhân loại hiện đại. Nền văn minh này xuất hiện khoảng 3800 năm trước Công nguyên, tọa lạc tại khu vực phía nam Iraq ngày nay, văn minh Sumer đã bùng nổ với những thành tựu văn hóa đáng kinh ngạc.
Người Sumer là những người đầu tiên xây dựng lên các thành phố thực sự. Họ tổ chức hệ thống đường kẻ ô trong thành phố (city grids) giống như hệ thống chúng ta thấy ở các thành phố hiện đại trên thế giới ngày nay. Họ xây dựng mạng lưới cống rãnh, biết dùng đến đá cuội, thứ thường được lát trên vỉa hè của đường phố. Họ cũng có kiến thức về nông nghiệp, nhưng điều quan trọng nhất liên quan đến việc đây là nền văn minh đầu tiên đã phát minh ra hệ thống chữ hình nêm trên những tấm bảng bằng đất sét nung. Đây cũng là một trong những nền văn minh phát triển bậc nhất thời cổ đại. Theo các nhà nghiên cứu về người ngoài hành tinh cổ đại, chính người Anunnaki truyền lại cho họ kiến thức này.
Văn minh Sumer phân nhánh thành một số lĩnh vực với trình độ phát triển đáng kinh ngạc. Chiêm tinh học, thực vật học, động vật học, toán học và luật học đã tạo nên những thành tựu vĩ đại của Sumer. Y học và dược học đã được ứng dụng rộng rãi. Những ngôi nhà đầu tiên bằng gạch đã được tìm thấy trong vùng
Một tài liệu ấn tượng không kém có tên là Enuma Anu Enlil, bao gồm một số bảng chiêm tinh, không chỉ đề cập đến nhật thực, nguyệt thực và các hiện tượng thiên văn, mà còn được sử dụng như một hệ thống tiên tri. Họ là người đầu tiên tính ra diện tích của một hình tam giác và thể tích của một khối trụ.
Người Sumer có trình độ toán học cực kỳ cao. Chúng ta có thể hình dung họ thuộc cấp độ nào trong thời đại hơn 6000 năm trước. Họ đã học cách sử dụng phân số, cộng, trừ, nhân, chia và giải phương trình. Đã phát minh ra hệ thập phân, hệ thập lục phân và hệ lục phân. Ví dụ, họ chia vòng tròn thành 360 độ, chia thời gian thành 1 giờ gồm 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Người Sumer thậm chí còn tính toán diện tích của các hình bất thường và thể tích của một số hình nón.
Người Sumer đã có thể đo khoảng cách giữa các ngôi sao rất chính xác. Văn bản Sumer cổ đại chỉ ra việc một hành tinh lớn đâm vào Trái đất (“Tiamat”) khiến Địa cầu của chúng ta di chuyển vào quỹ đạo hiện tại, đồng thời hình thành nên Mặt trăng và vành đai tiểu hành tinh. Trong cuốn sách The Twelfth Planet and The Cosmic Code (tạm dịch là Hành tinh thứ 12 và mật mã vũ trụ), Zecharia Sitchin phác thảo “trận chiến bầu trời” mà trong tiếng Babylon là Enuma elish. Hành tinh có tên là “Marduk” (theo người Sumer là “Nibiru”), đi vào hệ Mặt Trời theo hình eclip cùng chiều kim đồng hồ, đâm vào hành tinh Tiamat đang di chuyển theo quỹ đạo ngược lại.
Bằng cách quan sát mặt trăng, người Sumer chia một năm thành 12 tháng, 6 tháng là 30 ngày, 6 tháng là 29 ngày, tổng cộng 354 ngày trong một năm và sử dụng phương pháp tháng nhuận để bù cho sai số thời gian. Ngoài ra, người Sumer đã tạo ra thuật ngữ "tuần" và định nghĩa 7 ngày là một tuần. Không chỉ vậy, người Sumer thời đó còn có thể phân biệt được đâu là sao, đâu là hành tinh. Người Sumer cũng quan sát quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời.
Người Sumer nói rằng họ thừa hưởng kiến thức từ các vị thần vốn là những sinh mệnh từng giáng hạ xuống Trái đất.
Theo Zecharia Sitchin, người Sumer đã có kiến thức thiên văn chuyên sâu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Theo người Sumer, họ nhận được kiến thức này từ chủng người ngoài hành tinh có tên là Anunnaki (trong văn tự Sumer, họ là “những người đến từ trời cao”; người Ai Cập đề cập đến Neter, một nền văn minh tiên tiến đến từ hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời của chúng ta) vốn là vị thần trong thần thoại Sumer – Lưỡng Hà.
Sitchin lập luận, tại góc trên bên trái của một bức phù điêu, người ta thấy Mặt trời được 11 Quả Cầu khác quay quanh. Vì người cổ đại (bao gồm cả người Sumer) cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng là “hành tinh”, nên 11 Quả Cầu cộng với Mặt Trời sẽ thành 12 hành tinh. Một đoạn khác của cuốn sách này còn cho rằng người Sumer đã biết đến một hành tinh vượt ra khỏi cả Diêm Vương tinh.
Hành tinh tăng thêm này được coi là Nibiru theo Sitchin, một thiên thể được đề cập trong các văn tự Lưỡng Hà. Theo những chi tiết được Sitchin đưa ra, mỗi 3600 năm Nibiru sẽ đi qua hệ Mặt Trời của chúng ta (chu kỳ quỷ đạo của nó là 3.600 năm so với trái đất chỉ có 365 ngày), và vì vậy một số người tin vào lý thuyết của Sitchin cho rằng Nibiru sẽ sớm trở lại, và hành tinh này còn có cái tên khác là “Hành tinh X”.