Những mẩu chuyện thú vị về triết gia Diogenes "Hãy sống như một con chó"
Đăng 4 năm trướcDiogenes thành Sinope, con trai của Hicesias làm nghề đúc tiền nhưng bị trục xuất khỏi Sinope vì tội phá hoại tiền tệ (cắt xén phần kim loại đúc tiền). Đối mặt với việc này, ông nói “Chúng tuyên án trục xuất ta khỏi Sinope, còn ta tuyên án chúng ở yên trong xó nhà”.
Nghe theo lời nhà tiên tri Delphi, Diogenes "phượt" tới Athens, nơi ông quyết thách thức các giá trị xã hội bấy giờ và thể chế chính trị mà theo ông thấy là rối rắm và đàn áp. Khi tới Athens, tên nô lệ ốm lững thững đi theo ông là Manes cũng bỏ trốn không thèm phục vụ nữa, người ta bảo ông rượt theo bắt lại, ông chỉ nói: “Nếu Manes có thể sống mà không có Diogenes, thì Diogenes cũng có thể sống không cần Manes mà”.
Ông xin làm học trò của Antisthenes, một trong những nhân vật lập nên trường phái Cynicism. Ban đầu Antisthenes không chịu nhận, còn lấy gậy đánh đuổi. Diogenes không nao núng: “Cứ đánh đi, bởi chẳng có cây gậy nào đủ cứng để xua ta khỏi người”. Antisthenes nghe không hợp lý lắm nhưng cũng thấy cực kỳ thuyết phục, nên nhận Diogenes làm học trò.
Antisthenes, thầy của Diogenes, là người sáng lập ra Chủ nghĩa yếm thế (Cynicism), tiền thân của triết học Stoicism. Diogenes đã đưa Cynicism lên tới đỉnh cao của nó. Ông giống như người thầy của mình, luôn tự nhận bản thân là một con chó (Cynicism trong tiếng Hy Lạp cổ là kynikos, trong đó Kyôn nghĩa là “con chó”).
Diogenes chỉ sống một cái thùng và chẳng có gì ngoài một cái áo choàng, một cây gậy và một cái bát gỗ, mà sau đó ông cũng quẳng luôn cả cái bát đó khi thấy 1 thằng bé vục nước uống bằng tay không. Do vậy chẳng ai có thể ăn trộm hay cướp đi hạnh phúc của ông.
Sau này vào lúc gần cuối đời khi bị bắt làm nô lệ và bị bán, Diogenes cuối cùng định cư tại Corinth. Ở đó ông truyền dạy triết lý hoài nghi của ông cho Crates, người đã dạy nó cho Zeno xứ Citium và trở thành một phần quan trọng trong chủ nghĩa khắc kỷ.