doctoracnes Phòng khám Doctor Acnes được thành lập bởi các Bác sĩ chuyên khoa Da liễu và Dược sĩ chuyên sâu về dược mỹ phẩm với mong muốn mang đến cho khách hàng một nơi điều trị mụn - sẹo mụn hiệu quả và an toàn theo đúng chuẩn y khoa. Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 07 0838 0878

Peel da là gì? Có tốt không? Tác dụng của peel đối với làn da

Đăng 5 tháng trước
Peel da là gì? Có tốt không? Tác dụng của peel đối với làn da

Peel da là một phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề về da khác nhau như mụn trứng cá, thâm nám, sẹo và lão hóa da. Quy trình peel da thường khá đơn giản, an toàn và hiệu quả, thời gian phục hồi nhanh và chi phí điều trị khá rẻ.

Peel da là gì?

Peel da là một quy trình tái tạo bề mặt da bằng việc sử dụng hoạt tính tẩy tế bào chết của các tác nhân thường là các acid lành tính. Nó là một trong những quy trình thẩm mỹ phổ biến nhất, đã được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và các rối loạn da khác trong nhiều thập kỷ.

Peel bề mặt được sử dụng phổ biến nhất khi peel mụn lưng và mặt, cho các rối loạn da nhẹ như mụn trứng cá, tăng sắc tố sau viêm và nám. Peel trung bình được sử dụng để trị sẹo rỗ. Peel sâu được sử dụng để trẻ hóa da, điều trị sẹo rỗ sâu hoặc nếp nhăn, và các tổn thương da tiền ung thư.

Peel bề mặt và peel trung bình ngày càng được sử dụng phổ biến bởi các Bác sĩ Da liễu trong liệu trình điều trị mụn trứng cá vì đây là một liệu pháp có chi phí tương đối thấp nhưng lại an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phân loại peel da

Hiểu biết cơ chế và phân loại peel da giúp đưa ra quyết định đúng trong việc lựa chọn loại peel da phù hợp cho từng vấn đề da đang gặp phải. Có thể chia peel ra làm 3 loại khác nhau dựa trên độ sâu mà liệu trình peel tác động lên da.

Peel bề mặt (light peel)

Sử dụng các acid nồng độ thấp như AHA nồng độ dưới 50% hay BHA nồng độ dưới 30% để tẩy da chết nhẹ nhàng, chỉ có tác động trên bề mặt ở lớp biểu bì của da.

Peel trung bình (medium peel)

Sử dụng các acid mạnh hơn như trichloroacetic acid (TCA) nồng độ từ 35-50% hoặc glycolic acid nồng độ cao (70%) nhằm biến tính protein dẫn đến hoại tử các tế bào nằm ở lớp trên cùng của tầng hạ bì da.

Peel sâu (deep peel)

Những hoạt chất dùng trong loại peel sâu thường là những chất hoạt động mạnh như TCA nồng độ cao trên 50% hoặc phenol. Những hóa chất mạnh này sẽ loại bỏ lớp hạ bì (lớp giữa của da) và các tế bào da bị tổn thương thông qua cơ chế kích thích phản ứng viêm và làm lành vết thương.

Peel da sâu hiện được chỉ định hạn chế để điều trị một số tổn thương tiền ác tính tại da và phải được thực hiện bởi các Bác sĩ Da liễu dày dặn kinh nghiệm tại các cơ sở được cấp phép.

Những đối tượng cần thận trọng khi peel da

Cụ thể, các trường hợp sau đây cần thận trọng hoặc có chống chỉ định với phương pháp peel da:

�       Người bị rối loạn tâm thần.

�       Người hiện đang dùng thuốc có chứa minocycline, thuốc tránh thai đường uống. Các thuốc này thường được sử dụng ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá, có thể gây ra nhạy cảm ánh sáng và dẫn đến tăng sắc tố sau peel.

�       Người đang có nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm hoặc virus chống chỉ định với peel da. Bệnh nhân có tiền sử bị herpes cần thận trọng với phương pháp này vì virus Herpes simplex (HSV) có thể được kích hoạt lại sau khi peel da và trì hoãn quá trình lành vết thương nếu không được điều trị dự phòng trước khi can thiệp.

�       Bệnh nhân ung thư, đang xạ trị vùng đầu hoặc cổ.

�       Người có tiền sử sẹo phì đại hoặc sẹo lồi hoặc vết thương khó lành.

�       Người có phẫu thuật lớn gần đây (căng da mặt hoặc nâng chân mày) trong vòng 6 tháng.

Mẹ bầu có peel da được không?

Phụ nữ mang thai cần tránh peel da vì không có bằng chứng về sự an toàn của phương pháp khi mang thai và do đó, bất kỳ quy trình peel da nào cũng cần thận trọng khi thực hiện.

Các tác nhân peel da

�       Acid salicylic (SA)

�       Acid glycolic (GA)

�       Acid lactic (LA)

�       Acid mandelic

�       Acid trichloroacetic (TCA)

�       Dung dịch Jessner (JS)

�       Acid kojic (KA)

�       Phenol

Các chứng cứ lâm sàng của peel da trong điều trị mụn

Các tác dụng phụ như nóng rát, cảm giác châm chích, khô hoặc nhạy cảm ánh sáng đã được báo cáo.

Nếu có nhu cầu peel da, bạn có thể đến với Phòng khám chuyên khoa Da liễu Doctor Acnes – Phòng khám chuyên sâu về điều trị mụn vào sẹo mụn hàng đầu và đáng tin cậy nhất hiện nay để thực hiện.

 

Phòng khám Da liễu Doctor Acnes

Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 07 0838 0878

Link tham khảo: https://doctoracnes.com/peel-da-nhung-dieu-can-biet/

Chủ đề chính: #peel_da_là_gì

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn