Phân biệt số thẻ ngân hàng & số tài khoản trên thẻ ATM
Đăng 2 năm trướcThẻ ATM, hay cách gọi chính xác hơn là Thẻ Ngân hàng (bao gồm các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước,...- xem thêm thẻ ATM là gì) là một loại thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa số thẻ ATM và số tài khoản. Vậy số thẻ ngân hàng là gì, chúng có gì khác biệt so với số tài khoản. Hãy cùng MSB giải đáp những thắc mắc về thẻ ATM và các thông tin liên quan nhé!
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM (hoặc thẻ Ngân hàng) là một loại thẻ được Ngân hàng phát hành theo chuẩn ISO 7810. Nó mang thiết kế là một hình chữ nhật tiêu chuẩn, có kích thước cụ thể chiều dài là 85.60 mm và chiều rộng là 53.98 mm. Trên bề mặt thẻ sẽ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻTên chủ thẻ ngân hàng (trong một số trường hợp nhất định ví dụ như tên của chủ tài khoản quá dài thì trên thẻ sẽ được thay bằng tên viết tắt họ hoặc viết tắt tên lót).
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ
- Tên chủ thẻ ngân hàng (trong một số trường hợp nhất định ví dụ như tên của chủ tài khoản quá dài thì trên thẻ sẽ được thay bằng tên viết tắt họ hoặc viết tắt tên lót).
- Số thẻ ngân hàng
- Các tổ chức, thương hiệu liên kết phát hành thẻ như Visa, Mastercard, Napas,...
- Thời gian phát hành và thời gian hết hạn của thẻ.
- Thẻ từ (băng từ) hoặc thẻ chip (hay còn gọi tắt là chip).
- Băng giấy có chứa chữ ký của chủ thẻ ATM đó.
Thẻ ngân hàng thường được dùng để thực hiện giao dịch tự động qua các cây ATM (viết tắt của cụm từ Automated Teller Machine hay Automatic Teller Machine), máy POS tại các cửa hàng. Các loại giao dịch thường là rút tiền, chuyển tiền, kiểm tra tài khoản và thanh toán các loại hóa đơn,…
Thẻ ATM có bao nhiêu số?
Tùy vào các ngân hàng, thì mỗi ngân hàng lại có những loại thẻ khác nhau. Theo quy định hiện hành thì thẻ ATM do các ngân hàng phát hành gồm có hai loại sau:
- Loại 1: Thẻ có 16 số
- Loại 2: Thẻ có 19 số
Cấu trúc số thẻ ATM/ Thẻ ngân hàng
Vậy số thẻ ngân hàng là gì? Số thẻ ATM là dãy số gồm có 16 hoặc 19 chữ số được in trực tiếp lên mặt trước hoặc mặt sau của tấm thẻ. Các con số này thường được chia cấu trúc làm 4 phần. Mỗi phần sẽ đại diện đưa ra một thông tin khác nhau. Số thẻ này sẽ được sử dụng để phân biệt & định danh các tấm thẻ khác nhau.
- 4 chữ số đầu tiên: đây là 2 chữ số tượng trưng cho mã do nhà nước quy định hay còn được gọi là mã PIN.
- 2 chữ số tiếp theo là theo từng ngân hàng sẽ có những số riêng.
- 8 chữ số sau là số được gọi là CIF của khách hàng.
- Những chữ số còn lại là những số do ngân hàng đưa ra nhằm để phân biệt các tài khoản của quý khách hàng.
Phân biệt số thẻ và số tài khoản
Với phần số thẻ đã được giải thích ở trên thì số tài khoản ngân hàng là dãy số để định danh tài khoản mà khách hàng mở tại Ngân hàng. Tài khoản ngân hàng giống như 1 túi tiền của khách hàng tại Ngân hàng. 1 khách hàng có thể có nhiều túi tiền đặt tại 1 ngân hàng (có nhiều tài khoản) và 1 tài khoản có thể liên kết với nhiều thẻ để chi tiêu (thẻ đóng vai trò như kênh thanh toán). Cụ thể cách phân biệt có thể chia như sau:
Nội dung Số thẻ ATM Số tài khoản
Nơi ghi Thường được in nổi trên bề mặt thẻ Thường được cung cấp qua tờ giấy hoặc văn bản qua email
Cấu trúc Gồm có 16 hoặc có 19 số và được chia làm 4 phần riêng biệt. Gồm từ 8-15 chữ số tùy theo quy định của từng ngân hàng, thường được chia làm 2 phần. 3 chữ số đầu thường là số đại diện cho ngân hàng, còn lại là số ngẫu nhiên.
Tác dụng Giúp ngân hàng dễ dàng trong việc quản lý. Mặt khác, nó cũng có khả năng giao dịch chuyển tiền hoặc rút tiền. Thường được dùng trong các giao dịch chuyển, nhận tiền.
Số thẻ ATM được dùng khi nào?
Với ngân hàng, thì số thẻ ATM được dùng để quản lý mọi giao dịch của thẻ người dùng. Với khách hàng thì số thẻ được dùng trong các trường hợp sau:
- Thanh toán hóa đơn online
- Chuyển khoản
- Liên kết, nạp tiền vào ví điện tử
Hướng dẫn chuyển tiền qua số thẻ ATM (thẻ ngân hàng) và qua số tài khoản
Chuyển tiền qua số thẻ Ngân hàng
- B1: Khách hàng ra cây ATM hoặc đưa vào máy POS (nếu tại cửa hàng)
- B2: Nhập mật khẩu (tại ATM) và nhập số tiền muốn chuyển/ thanh toán
- B3: Hệ thống thông báo giao dịch thành công, sau đó nhận lại thẻ.
Chuyển tiền qua số tài khoản
- B1: Đăng nhập vào các hệ thống Internet banking/ Mobile banking
- B2: Chọn hình thức chuyển tiền
- B3: Nhập các thông tin được yêu cầu
- B4: Nhập mã OTP, xác nhận giao dịch
Lưu ý khi sử dụng số thẻ ATM và số tài khoản tránh nhầm lẫn
Để tránh xảy ra sự nhầm lẫn, bạn nên tìm hiểu rõ số thẻ ngân hàng là gì, cũng như số tài khoản là gì. Cách phân biệt thường được áp dụng nhất là xem dãy số đó được ghi ở đâu, đại diện cho thẻ hay tài khoản. Trong đó số tài khoản thường có từ 8 đến 15 chữ số, còn số thẻ thường có 16 hoặc 19 chữ số.
Bảo mật/giao dịch thẻ ATM an toàn
Mã PIN là yếu tố quan trọng trong việc giữ an toàn cho tài khoản ngân hàng của bạn, vậy nên bạn không nên tiết lộ cho ai mã PIN. Nếu mã số bạn đặt là một dãy số khó nhớ thì bạn có thể viết nó ra giấy hoặc ở những nơi bí mật để tránh bị người khác thấy.
Bạn cũng nên tránh những con số liên quan đến bản thân như sinh nhật hay số điện thoại của bạn. Trong trường hợp bạn bị mất thẻ thì phải gọi ngay đến ngân hàng để được trợ giúp và yêu cầu khóa thẻ. Thời đại công nghệ 4.0 chúng ta nên có cho mình một tài khoản ngân hàng để thuận tiện trong các giao dịch.
Với ứng dụng MSB Bank - ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, bạn có thể dễ dàng mở thẻ ATM online tại đây chỉ trong vài phút ngay tại nhà. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thêm về một số loại thẻ tín dụng, ghi nợ mà MSB đang cung cấp.
- Thẻ siêu miễn phí MSB Mastercard: Phí thường niên trọn đời
- Thẻ MSB Visa Online: Hoàn tiền lên đến 20% khi chi trả online
- Thẻ MSB Visa Travel: Hoàn 7.2 triệu đồng/năm cho chi tiêu du lịch
- Thẻ MSB Signature Dining: Hoàn 10 triệu đồng/năm cho chi tiêu ẩm thực cuối tuần.
- Thẻ MSB Mastercard mDigi: Hoàn tới 4,2 triệu đồng/ năm. Lựa chọn lĩnh vực hoàn tiền theo mong muốn
Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong việc trả lời những câu hỏi thẻ ATM là gì, số thẻ ngân hàng là gì, và phân biệt số thẻ và số tài khoản. Đọc thêm các bài viết khác của MSB để biết làm thẻ ATM cần gì và cách làm thẻ miễn phí hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.