jam-21 Tôi ngưng viết. Ohay không trả nhuận bút cho tôi, cảm ơn đã theo dõi!!!
Sinh viên tại Ho Chi Minh City

QUI MÔ BUÔN BÁN NÔ LỆ Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG

Đăng 2 năm trước
QUI MÔ BUÔN BÁN NÔ LỆ Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG

Từ giữa thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, các nước thực dân phương Tây đã bắt rất nhiều người da đen ở châu Phi mang bán tới các vùng ở châu Mỹ. Do việc buôn bán nô lệ chủ yếu được tiến hành ở 2 bờ Đông và Tây Thái Bình Dương, cho nên các nước phương Tây thường gọi là "buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương". Đại cục sự việc phát triển qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất

Từ giữa thế kỷ XV đến XVII, buôn bán nô lệ ở giai đoạn này chủ yếu bị các nước xâm nhập vào châu Phi sớm nhất là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, nước xưng bá hải dương kế tiếp lũng đoạn. Cứ điểm buôn bán nô lệ trọng yếu và căn cứ địa trọng yếu quân sự chủ yếu nằm ở bờ Tây Phi, việc buôn bán nô lệ lúc bấy giờ đa số là do tư nhân đứng ra thực hiện dưới sự bảo trợ của nhà nước. Trước khi Columbus phát hiện ra đại lục mới, việc bắt bớ người da đen xảy ra còn ít, mới vào khoảng 1000 người. Sau thế kỷ XVI, cùng với việc khai thác thuộc địa châu Mỹ và việc chém giết hàng loạt người India, bức thiết lúc này là cần nhiều sức lao động, lí do đó đã thúc đẩy qui mô buôn bán nô lệ ngày càng lớn. Giữa thế kỷ XVI, tại bờ biển miền tây châu Phi mỗi năm số nô lệ chuyển đi lên tới khoảng 10.000 người.

  Mô phỏng một tờ rơi quảng cáo đấu giá nô lệ ở Charleston, Nam Carolina, vào năm 1769.  

Giai đoạn thứ hai

Giữa thế kỷ XVII đến nửa cuối XVIII, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế trồng trọt ở châu Mỹ, việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương bước vào thời kỳ cao trào. Các nước tham gia buôn bán vận chuyển nô lệ ngoài Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và các nước phát triển hàng hải khác tại châu Âu đều ồ ạt đến bờ biển miền tây châu Phi, họ còn thành lập nhiều công ty mua bán nô lệ, hệ thống buôn bán nô lệ được tổ chức nghiêm ngặt, đồng thời có cả lực lượng quân đội chính qui tham gia nhằm bảo đảm lợi ích lũng đoạn mậu dịch của họ.

Bản vẽ cắt lớp một con tàu nô lệ Anh năm 1788

Các nước buôn bán nô lệ không chỉ dừng lại ở vùng biển Tây Phi, họ còn đi sâu vào trong lục địa châu Phi và bờ biển Đông Phi để săn bắt cho được nhiều nô lệ. Đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XVIII, số nô lệ da đen vận chuyển từ châu Phi đi bình quân mỗi năm gần 10.000 người. Lúc này buôn bán nô lệ trở thành nghề có qui mô lớn nhất, thu lợi nhiều nhất trên thế giới. Thực dân châu Âu thường dùng thương phẩm giá hạ và vũ khí, thuốc nổ để dụ dỗ, mồi chài, mua chuộc các quốc vương và tù trưởng ở châu Phi. Họ còn lợi dụng chiến tranh xảy ra giữa các bộ lạc để cướp lấy nô lệ, có lúc còn áp dụng biện pháp tập kích bất ngờ để bắt lấy nô lệ. Các nước thực dân châu Âu sau khi vận chuyển nô lệ từ châu Phi đến các châu Mỹ rồi đổi nô lệ lấy khoáng sản hoặc sản phẩm nông nghiệp đưa về châu Âu để bán. Bọn thực dân có đường dây buôn bán nô lệ linh hoạt giữa châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, sử sách gọi đây là "mậu dịch tam giác". Lợi nhuận mỗi chuyến thu được một khoản kếch xù, thường có thể đạt mức lãi 100-300/100, thậm chí gấp 10 lần.

Giai đoạn thứ ba

Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX, do phong trào đòi bãi bỏ chế độ nô lệ ở châu Âu tăng cao mạnh mẽ, nghề buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương ngày càng giảm. Một số quốc gia liên tiếp thông qua các pháp lệnh nghiêm cấm buôn bán nô lệ. Nhưng do vẫn còn những tổ chức ngang ngược buôn bán nô lệ lậu nên trên thực tế việc buôn bán nô lệ phải đến nửa cuối thế kỷ XIX mới cơ bản được ngăn chặn.

Các nô lệ thường phải làm việc không ngừng nghỉ cho giới tư sản thời xưa

Việc buôn bán nô lệ tàn ác đã mang lại bao bất hạnh, khổ cực nặng nề tới người dân châu Phi. Đầu tiên là những cuộc chiến săn lùng nô lệ kéo dài đã làm biết bao người da đen phải bỏ mạng. Thứ hai là những nô lệ bị bắt phải trải qua một chặng đường dài bị áp giải phải mang gông cùm, xiềng xích đi qua những con đường núi gập ghềnh đầy chông gai. Chỉ lơ là một chút là bị bọn áp giải đánh đập dã man, trên con đường buôn bán nô lệ kéo dài kia thấm đầy máu của những người da đen, xương của họ nằm la liệt trên đường. Sau khi nô lệ tới được vùng duyên hải, họ sẽ được những tay buôn bán nô lệ châu Âu, châu Mỹ chọn mua sau khi đã kiểm tra sức khỏe, người nào đạt tiêu chuẩn sẽ bị đóng dấu bằng sắt nung lên ngực hoặc tay, chân, còn ngược lại khi không đạt tiêu chuẩn thì thường sẽ bị giết. Con đường vận chuyển nô lệ đến châu Mỹ thường được gọi là con đường chết của nô lệ, thông thường một chặng hành trình dài 7-8 tuần,các nô lệ bị nhốt trong boong tàu nóng bức thiếu thốn về thực phẩm, bệnh tật dễ lây do đan xen nhau. Thế kỷ XIX, sau khi một số quốc gia châu Âu thông qua pháp lệnh cấm buôn bán nô lệ, bọn buôn lậu vì để tránh sự truy sát của các tàu tuần tra vũ trang, chúng đã trói các nô lệ lại thành từng đôi, cột vào đá rồi ném xuống biển. Theo tính toán số nô lệ chết trên đường đi chiếm khoảng 1/5 tổng số nô lệ được vận chuyển, có lúc lên đến 1/2.

Nhiều nhà sử học của các nước trên thế giới căn cứ vào kết quả phân tích của riêng mình mà đưa ra con số nô lệ da đen bị bọn buôn bán trên Đại Tây Dương trong thời gian kéo dài mấy trăm năm không giống nhau. Trong đó nổi tiếng là tính toán của nhà sử học da đen người Mỹ - Đuyboa, cuốn sách "Người da đen" xuất bản nắm 1915 của  Đuyboa đã đưa ra con số tính toán của mình, ông nhận định tổng số người da đen bị vận chuyển đến châu Mỹ thế kỷ XVI và XVII là 15 triệu người. Đồng thời, ông cũng nhận định cứ một người da đen đến được châu Mỹ tương ứng có năm người da đen khác chết trên đường vận chuyển. Như vậy, số người da đen ở châu Phi bị chết là khoảng 60 triệu người; Cộng thêm số nô lệ người A Rập từ thế kỷ XVII đến XIX, Đuyboa nhận định việc buôn bán nô lệ đã làm cho châu Phi chết đi ít nhất là 100 triệu người.

Tuy nhiên, nhiều học giả nghi ngờ về cơ sở tính toán của Đuyboa. Năm 1969, giáo sư người Mỹ P.D. Kôtin sau khi đã nghiên cứu khá tỉ mỉ các giai đoạn buôn bán nô lệ, ông đã đưa ra con số tính toán mới. Ông cho rằng từ năm 1415 đến 1870, số nô lệ vận chuyển tới được châu Mỹ trong quá trình buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương là 9.560.000 người, không tính tới số nô lệ bị chết khi bị săn bắt và trên đường đi.

Nhiều nô lệ đã bỏ mạng trên đường vận chuyển đến châu Mỹ

Một số học giả khác nhận định, con số tính toán của giáo sư Kôtin là thấp. Năm 1978, tổ chức UNESCO Liên hợp quốc đã triệu tập một hội nghị bàn về vấn đề buôn bán nô lệ châu Phi tại Haiti. Trong hội nghị này một số học giả đã nhận định rằng, từ thế kỷ XV đến XIX tổng số nô lệ bị chuyển từ châu Phi đến các khu vực là khoảng từ 15 đến 30 triệu người; Một số học giả khác có ý kiến khi tính toán nên xem xét đến có số tử vong trong lúc bị săn đuổi và trên con đường chuyển từ lục địa và số tử vong trên đường biển. Họ tính tổng số nô lệ bị tổn thất trong quá trình buôn bán nô lệ Đại Tây Duong 400 năm là 210 triệu người.

Đi đến kết luận

Bấy lâu nay, mặc dù nhiều học giả đã cố gắng không ngừng mệt mỏi trong việc nghiên cứu vấn đề buôn bán nô lệ Đại Tây Dương, nhưng sự việc đã không còn hồ sơ rõ ràng để tra xét, chỉ có thể trên cơ sở những ghi chép bằng văn tự rời rạc, rách nát và những lời kể lại, việc tính toán qui mô buôn bán nô lệ để rút ra một kết luận con số chính xác đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Chủ đề chính: #lịch_sử

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn