hoancau PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU-Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ-Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM-Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
Bác Sĩ tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu

Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi cắt U nang Buồng Trứng

Đăng 3 năm trước
Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi cắt U nang Buồng Trứng

Hiện nay, kỹ thuật nội soi cắt u nang buồng trứng được đánh giá là tối ưu, đem lại hiệu quả khả quan, thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu đau đớn và những tai biến. Để có những thông tin đầy đủ, mời chị em cùng tham khảo thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, kỹ thuật nội soi cắt u nang buồng trứng được đánh giá là tối ưu, đem lại hiệu quả khả quan, thực hiện nhanh chóng, giảm thiểu đau đớn và những tai biến. Để có những thông tin đầy đủ, mời chị em cùng tham khảo thông tin được đề cập trong bài viết dưới đây.

TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT NỘI SOI CẮT U NANG BUỒNG TRỨNG

Kỹ thuật nội soi cắt u nang buồng trứng mặc dù là kỹ thuật hiện đại, song không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Bên cạnh những ưu điểm phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế cần chú ý.

Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng là gì?

Việc ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng có nghĩa là bác sĩ áp dụng kỹ thuật dùng ống nội soi (một đầu được kết nối với máy quay-màn hình vi tính, một đầu gắn kính camera nguồn sáng) để tiếp cận vào bên trong buồng trứng, giúp xác định chính xác vị trí khối u, chẩn đoán giai đoạn của ung thư và cắt bỏ khối u sớm.

Nhờ kỹ thuật này, người bệnh thực hiện phẫu thuật sẽ giảm được các chấn thương, ít gây tai biến, hiệu quả cao, tăng cường khả năng hồi phục sức khỏe. Thông thường, sau phẫu thuật người bệnh chỉ cần nằm viện theo dõi khoảng 24-48h, nếu sức khỏe ổn định có thể ra về.

Ưu điểm và hạn chế của phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng

➤ Ưu điểm: Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng được đánh giá có ưu điểm: Vết sẹo mổ nhỏ, đảm bảo thẩm mỹ, ít gây đau đớn trong và sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện theo dõi ngắn, sức khỏe phục hồi nhanh...

➤ Nhược điểm: Tuy nhiên, phẫu thuật này là kỹ thuật khó, chi phí phẫu thuật khá cao (có thể giao động từ 20-30 triệu đồng). Yêu cầu bác sĩ giỏi, có tay nghề cao, kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm để xử lý kỹ thuật chính xác. Ngoài ra, tai biến trên niệu quản có thể xảy ra trong phẫu thuật nếu khối u quá lớn.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định thực hiện

➤ Đối tượng được chỉ định phẫu thuật

Theo các bác sĩ phụ khoa, phụ nữ bị u nang buồng trứng trong các trường hợp sau, sau khi thăm khám và cân nhắc có thể được chỉ định thực hiện cắt u nang buồng trứng nội soi:

+ U nang to lên sau 3 tháng theo dõi cần cân nhắc phẫu thuật

+ Siêu âm thấy khối u nang không phải là u nang cơ năng

+ Khối u nang buồng trứng bị xoắn, gây đau đớn

+ Có u nang ở cả hai bên buồng trứng; kích thước khối u từ 6cm đến dưới 10cm

+ U nang buồng trứng ở phụ nữ mãn kinh (không có nhu cầu sinh con nữa)

+ Phụ nữ bị viêm ứ mủ vòi trứng hoặc ung thư vú và có chỉ định cắt buồng trứng

+ Phẫu thuật quá sản nội mạc tử cung;loạn sản cổ tử cung cần phẫu thuật.

➤ Đối tượng chống được chỉ định phẫu thuật

Mặc dù, phẫu thuật nội soi được đánh giá là kỹ thuật hiện đại, độ an toàn cao, ít xâm lấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không được phép áp dụng kỹ thuật điều trị này. Bao gồm:

+ Người bệnh đang trong ngày “đèn đỏ”

+ Bị viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng hoặc ra huyết trắng bất thường chưa điều trị khỏi

+ Chị em đang mắc các bệnh về nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh về máu

+ Khối u có kích thước quá lớn hoặc khối u dính nhiều, từng phẫu thuật ổ bụng nhiều lần.

+ Kết quả siêu âm chẩn đoán khối u ác tính - ung thư buồng trứng

+ Người bệnh mắc các bệnh lý nội soi và chống chỉ định với các phẫu thuật nội soi

QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT U NANG BUỒNG TRỨNG

Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa giỏi, được đào tạo bài bản về phẫu thuật nội soi; tiến hành tại các bệnh viện lớn, uy tín, có máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo theo quy định của Bộ/Sở Y Tế. Và quy trình thực hiện tiểu phẫu cũng tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước “chuẩn” nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

Các bước chuẩn bị tiến hành phẫu thuật

Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò khá quan trọng hỗ trợ phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

+ Về dụng cụ phẫu thuật: Cần chuẩn bị đầy đủ các máy móc - dụng cụ phẫu thuật nội soi, các thiết bị y tế hỗ trợ.

+ Người thực hiện: phẫu thuật và y tá hỗ trợ cần mặc áo dành riêng trong phòng phẫu thuật, rửa tay, sát trùng sạch sẽ; đội ngũ, đeo găng tay vô khuẩn.

+ Người bệnh: Trước khi phẫu thuật cần được thăm khám toàn thân và sức khỏe tổng quát, đảm bảo đáp ứng các điều kiện phẫu thuật, loại trừ các chống chỉ định về phẫu thuật nội soi.

Quy trình thực hiện mổ nội soi u nang buồng trứng

➧ Bước 1: Tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định người bệnh có đủ điều kiện làm phẫu thuật hay không. Nếu không nằm trong các trường hợp chống chỉ định đã nêu thì chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.

Sau khi có kết quả kiểm tra đầy đủ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân (và người nhà) nắm về tình hình bệnh, kỹ thuật mổ, quy trình thực hiện và một số nguy cơ có thể xảy ra sau phẫu thuật

➧ Bước 2: Người bệnh được tiến hành vệ sinh sạch sẽ, thụt tháo trước khi mổ khoảng 2 tiếng. Khi được đưa vào phòng phẫu thuật sẽ được sát khuẩn vùng bụng, trải khăn vô khuẩn và tiến hành gây mê nội khí quản.

➧ Bước 3: Tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ khoảng 2cm ở vùng bụng (thường là dưới rốn). Sau đó dùng kim tiêm hoặc trocar bơm khí CO2 vào phúc mạc chậu để quan sát rõ hơn tình trạng buồng trứng và các cơ quan lân cận vùng chậu.

Ống nội soi có gắn camera và nguồn sáng lạnh được đưa vào ổ bụng. Với trường hợp u nang có dính (ít) thì cần điều chỉnh cẩn thận, chính xác để không làm vỡ khối u. Nếu tiên lượng khối u nang dính nhiều cần cân nhắc chuyển sang mổ mở.

➧ Bước 4: Quan sát cẩn thận hình ảnh và vị trí khối u, các cơ quan tạng vùng chậu. Sử dụng dao phẫu thuật rạch một đường mổ nhỏ khác để đưa dụng cụ nội soi vào bên trong. Sau đó dùng kẹp Forcep nhỏ để cặp 1 bên mép vết rạch khối u, kéo nhẹ nhàng lên cao. Đồng thời, bác sĩ dùng que gẩy để tách khối u nang ra khỏi vỏ khối u.

Lúc này, nếu khối u có kích thước nhỏ, không chảy máu thì thực hiện bóc tách hết khối u ra ngoài. Trong trường hợp khối u có khả năng bị chảy máu ở cuống thì cần sử dụng dao điện hai cực để đốt tổ chức dưới đáy của khối u. Sau đó dùng dao một cực hoặc kéo y tế để cắt cuống của khối u.

➧ Bước 5: Lấy mẫu u nang đã bóc tách đem đi sinh thiết để đánh giá xem khối u là lành tính hay ác tính. Đồng thời tiếp tục kiểm tra buồng trứng đối diện, phát hiện các tổ chức bất thường (nếu có).

Trong trường hợp nếu nghi ngờ khối u nang vừa bóc tách tiên lượng ung thư hóa, thì bác sĩ sẽ cắt một mẫu mô ở buồng trứng còn lại để xét nghiệm mô bệnh học, loại trừ nguy cơ di căn.

➧ Bước 6: Sau khi đã tiến hành bóc tách hết các khối u nang trong buồng trứng. Bác sĩ sẽ rút các dụng cụ phẫu thuật ra khỏi ổ bụng, thoát khí CO2 và rút ống nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ, bệnh nhân được đưa đến phòng hồi tỉnh, theo dõi sức khỏe.

LƯU Ý THEO DÕI, CHĂM SÓC SAU MỔ NỘI SOI U NANG BUỒNG TRỨNG

Theo dõi vết thương hậu phẫu

Thông thường, đối với phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng, bệnh nhân sẽ ở lại bệnh viện từ 24-48h để bác sĩ theo dõi xem có bất thường gì xảy ra hay không và xử lý kịp thời, ổn định trước khi ra về.

+ Theo dõi băng bịt vết mổ có bị thấm máu không

+ Theo dõi vết mổ có bị sưng, viêm, rỉ dịch/máu hay bầm tím hay không

+ Theo dõi màu sắc và lượng nước tiểu trong vòng 24h

+ Người bệnh cần có sự chăm sóc của người thân để giúp đỡ trong tình huống cần thiết

Một số nguy cơ xấu có thể xảy ra sau mổ

Như đã trình bày, mổ nội soi được đánh giá là kỹ thuật hiện đại, có tính an toàn cao và giảm thiểu biến chứng. Song một số ít trường hợp vẫn có tỉ lệ rủi ro nhất định. Một số nguy cơ xấu có thể xảy ra bao gồm:

+ Nhiễm trùng vết mổ (phụ thuộc vào công tác khử khuẩn phòng mổ, khử trùng dụng cụ phẫu thuật)

+ Đau lưng, đau vai gáy, đau cổ họng do đặt nội khí quản. Cần theo dõi nếu tình hình chuyển biến tệ cần xử lý kịp thời.

+ Đau và chảy máu ở vết mổ: Có thể do kỹ thuật cầm máu hoặc bỏ sót tổn thương ở buồng trứng khi phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể do người bệnh hoạt động mạnh sớm.

+ Một số tổn thương ở mạch máu hoặc cơ quan nội tạng (bàng quang, niệu quản, dạ dày…)

+ Tái phát trở lại Có thể do kỹ thuật hoặc khả năng bóc tách không kỹ lưỡng, để sót lại những khối u nhỏ.

Xem thêm thông tin về chúng tôi:

+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999

Chủ đề chính: #u_nang_buồng_trứng

Bình luận về bài viết này
0 bình luận

Đang tải bình luận...


Đang tải nội dung cho bạn